Ký ức bủa vây / by Phuong Nguyen

"To be able to forget means sanity", Jack London.

Hồi lâu lắm rồi khi còn ở Sài Gòn, buổi sáng đi ra đầu hẻm mua cơm, nhác thấy trên 1 chiếc lá cây mai chiếu thủy có một đàn sâu nhỏ đang toả ra từ chân lá. Đến chiều, vẫn chiếc lá đó đã bị gặm nát non nửa, diệp lục tố bị nuốt trọn lộ ra từng chiếc gân lá trắng nhởn như xương. Những con sâu ấy cũng đã to lên một chút. Một cảm giác ớn lạnh chạy dọc sống lưng, hình ảnh ấy chỉ xẹt ngang nhãn cầu một phút ngắn ngủi nhưng dường như nó đã ghim sâu vào kho dữ liệu ký ức, để rồi nhiều năm nhiều năm sau đó, một bàn tay vô hình trong não bộ cào tầng tầng lớp lớp những ký ức mới hơn để lộ ra một trầm tích cũ...

Đó là điều huyền bí về bộ não, bạn chẳng hiểu sao có một số thứ bạn không bao giờ nhớ được, lại có một số không thể nào quên, còn có những ký ức khác tưởng đã trôi dạt, thất lạc vĩnh viễn, vậy mà như những mạch nước ngầm âm ỉ, một ngày nào đó chúng thình lình rỉ ra ở những kẽ nứt chính bạn cũng không ngờ đến.

Con người là một bình chứa ký ức. Bạn là ai, bản thể của bạn như thế nào, tôi nghĩ một phần tùy thuộc vào việc bạn nhớ và quên những gì. Có những sự kiện dù rất dữ dội, đáng nhớ, nhưng cơ thể bạn đã chọn cách quên nó đi vì biết rằng nó không có lợi cho sự sinh tồn. Một con người với tâm lý khoẻ mạnh là khi họ có thể quên đi những việc cần phải quên. "To be able to forget means sanity."

Nhưng chúng ta đâu phải là một cái máy tính, ta không thể lựa chọn nhớ hoặc quên cái gì - nhiều khi nó diễn ra bên ngoài phạm vi tỉnh thức. Và đôi khi khả năng này trật đường rày, vượt ngoài tầm kiểm soát, một ký ức bất lợi trỗi dậy như dịch bệnh, không ngừng nhân lên, chúng như loài sinh vật sống nhung nhúc dưới da, cồn cào trong xương tủy, ngấu nghiến đến khi ta tê liệt. Tôi nghĩ những người bị PTSD hiểu rất rõ cảm giác này.

Nếu bức này là về sự "nhớ", thì mình đang vẽ một bức có lẽ để đặt bên cạnh nó về sự "quên"

Khi những ký ức dẫu thân thương nhất mà ta muốn giữ mãi bên mình vẫn vô tình tuột đi mất...


Long ago, when I was still in Saigon, we used to have a huge bonsai of water jasmine. One day I noticed a small group of worms wriggling out from the base of a leaf. By afternoon, that very same leaf had been chewed halfway through, and its green color had been consumed entirely, revealing the white veins, thin and brittle as bones. Those little worms had grown a bit bigger too. A chill ran down my spine. That image flashed briefly across my eyes yet it seemed to have embedded deep within my memory.

The brain works in a mysterious way, how some things remain etched in our minds forever, while others elude our recollection entirely. And yet, there are memories that we believed were lost to the currents of time, only to resurface unexpectedly, like a subterranean stream flowing silently, until it emerges from the crevices of our consciousness, catching us off guard with its sudden presence.

Human is a vessel of memory. Who you are, your very presence, is shaped in part by what you remember and what you forget. There are events that are intense, unforgettable, yet your mind chooses to forget them, knowing they may hinder your growth and survival. A healthy psyche is one that can forget what needs to be forgotten. "To be able to forget means sanity."

But we are not mere machines, we cannot choose to remember or forget at will - sometimes it happens beyond the realm of consciousness. And sometimes this forgeting mechanism goes haywire, an unfavorable memory rising like a disease, incessantly multiplying, like a living organism crawling under the skin, gnawing deep into the flesh, until we are consumed whole. I believe those who suffer from PTSD understand this feeling all too well.

If this painting is about the failure of forgeting, I'm planning to paint its sister painting to be placed along side, where the mind goes haywire in the opposite way. Dementia