Báo Phụ Nữ Xuân Giáp Thìn 2024: "Cây cội nguồn hiện diện trong từng phân tử" by Phuong Nguyen

HỌA SĨ HOÀI PHƯƠNG: CÂY CỘI NGUỒN LUÔN HIỆN DIỆN TRONG TỪNG PHÂN TỬ

THỰC HIỆN: CODET HANOI

Sống tại miền Bắc nước Ý, Hoài Phương có một gia đình hạnh phúc với người chồng Ý và hai con trai nhỏ. Từ một người theo học kinh tế, Phương với sự trở thành họa sỹ với những tác phẩm thấm đậm đặc tính của nghệ thuật phương Đông. Nước Ý có nền mỹ thuật tinh tế bậc nhất thế giới có đôi lúc làm Phương rợn ngợp, nhưng sự di trú xa xứ, xa quê hương với căn tính cội nguồn lại được thể hiện mạnh mẽ trong các tác phẩm đầy tính hiện sinh. Cô đã có triển lãm đầu tiên “Tụng ca vô thường” với 30 tác phẩm họa theo thơ Haiku của thi sĩ Pháp Hoan, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp và cuộc đời mình.

MỘT CUỘC ĐỜI MƠ

Được biết trước đó Phương không có học nghệ thuật? Nhưng sau đó khoảng 6 năm gần đây Phương bắt đầu cầm bút vẽ, vì sao vậy?

Tôi thích vẽ từ bé, hầu như cuốn vở đi học nào cũng đầy hình vẽ ở những trang cuối, nhưng khi đối diện những nguyện vọng nghề nghiệp vào cuối năm cấp ba thì tôi đã chọn theo quản trị kinh doanh. Tuy nhiên càng học thì tôi càng thấy mình đã chọn sai, nên khi sang Mỹ du học, tôi quyết định đổi sang thiết kế đồ họa. Ở Mỹ tôi không có nhiều bạn bè, sau giờ học ở trường, tôi thường về nhà giải khuây bằng việc vẽ tranh, và dần dà thú vui thời bé đã sống lại. Tôi thấy mình như miếng bọt biển, vẽ đến đâu thấm đến đó và tiến bộ rất nhanh trong một năm dù không có sự hướng dẫn bài bản, tôi nhận ra rằng mình có thể vẽ được, đây là điều mình làm tốt. Ngành đồ họa ở trường học khá sơ sài, tôi không hài lòng với những đồ án mình đã làm ra nên đã xin giáo sư trưởng ngành cho tôi thay thế bằng những bức tranh mình vẽ cho triển lãm tốt nghiệp, và cô đã đồng ý. Khi đứng đối diện những bức tranh được vào khung và treo trong khán phòng vắng vẻ, đó là lần đầu tiên tôi nhen nhóm trong lòng suy nghĩ trở thành một họa sĩ. Tôi bắt đầu vẽ toàn thời gian sau khi đến Ý năm 26 tuổi. Càng dấn thân vào con đường này, tôi càng nhận ra nó không đơn giản chỉ là một lựa chọn nghề nghiệp, mà là một tiếng gọi trong lòng, và mình thật may mắn vì dẫu đã nhiều lần lựa chọn sai trong quá khứ nhưng cuối cùng, dẫu có muộn, nhưng tôi đã hồi đáp được tiếng gọi đó. Được vẽ đối với tôi, là một hạnh phúc.

Phương có thể chia sẻ về việc mình sang Ý trong khoảng thời gian nào và với công việc gì được không?

Tôi sang Ý vào cuối năm 2017, sau khi tôi kết hôn với chồng là người Ý. Khi đó, nước Ý với tôi là trang đầu tiên trong một cuốn sách hoàn toàn mới, tôi không biết gì về nơi này, không hiểu tiếng, và cũng không biết điều gì chờ đón mình trong tương lai. Nhưng dần dà, tôi cũng đã thích nghi rất tốt về mọi mặt, ẩm thực, văn hóa, con người… nước Ý thuộc khu vực Địa Trung Hải, về mặt địa lý khá giống Việt Nam là một dải đất dài giáp biển, khí hậu khá ôn hòa dễ chịu, mùa xuân hè đầy nắng, tự nhiên ưu ái cho sự phong phú về ẩm thực, và cá tính người Ý thì sôi nổi ấm nồng, biết cách tận hưởng cuộc sống. Tất nhiên nơi nào cũng có những vấn đề mà mình sẽ nhận ra khi sống ở đó đủ lâu, nhưng nhìn chung tôi yêu mến nước Ý và đã dần xem nơi đây là quê hương thứ hai của mình. Nước Ý hiện đang đối mặt với hai vấn đề rất lớn là dân số già và khủng hoảng nhập cư, kéo theo đó là sự phân biệt chủng tộc. Tôi đã có vài trải nghiệm không vui với vấn đề này, tuy nhiên tôi không quá bi quan, bởi sẽ đến một lúc số đông nhận ra rằng di cư là một xu hướng không thể đảo ngược và thế hệ thứ hai, thứ ba của những gia đình nhập cư, gia đình đa chủng tộc sẽ là cầu nối, mang đến những thay đổi xã hội mới. Việc tôi là một người nhập cư xa xứ cũng vậy, nó để lại những dấu ấn nhất định trong cách tôi tư duy và nhìn nhận thế giới.

Khi gặp thơ Pháp Hoan, phải chăng lúc đó đã có sự bùng nổ về cảm xúc để Phương có thể vẽ lên những tác phẩm cũng rất thơ?

Bài thơ haiku đầu tiên của Pháp Hoan mà tôi đọc được là tám vạn bốn nghìn cây. “Dưới chân núi phía tây / tôi đi vào chốn ấy / tám vạn bốn nghìn cây.” Pháp Hoan viết về tâm tư của bạn trong thân phận một nhà sư khi dấn thân đi khu rừng của tám vạn bốn nghìn giáo lí nhà Phật, nhưng điều này cũng đúng với tôi, khi đó là một họa sĩ chập chững vào nghề, và cõi nghệ thuật thì khôn cùng rộng lớn với bao nhiêu kiến thức, bao nhiêu trường phái và xu hướng mà bản thân tôi như người đi lạc không có đến một chiếc la bàn dẫn lối. Vì đồng cảm mà tôi đã họa lên bức vẽ đầu tiên, với một cây bút mực vội vàng sợ hình ảnh đó tuột đi mất. Đây là khởi đầu cho bộ tranh hơn 30 bức mà tôi đã minh họa cho thơ haiku Pháp Hoan. 

 

TÔI CHÍNH LÀ CÀNH LÁ, LÀ HOA, LÀ QUẢ…

Có thể dễ dàng nhận thấy hơi thở của phương Đông hay cái gọi là căn tính, cội nguồn trong từng nét vẽ của Phương?

Đúng vậy, vấn đề căn tính và cội nguồn luôn thường trực trong suy nghĩ của tôi. Đây là câu chuyện kéo dài từ thế hệ ông bà cho đến đời mình. Một hình ảnh mà tôi thường đưa vào tranh nhất là những cái cây và gốc rễ, một biểu tượng tôi yêu thích. Cái cây khỏe khoắn, cành lá vươn tỏa với những chiếc rễ bền chặt cắm sâu vào lòng đất như bao nhiêu thế hệ tổ tiên mình, và tôi chính là cành lá, là đóa hoa, là quả ngọt của cái cây đó. Dù tôi có là cái cây bị cắt rời, bứng đi nơi khác thì dấu vết của cái cây nguồn cội đó luôn hiện diện trong từng phân tử của mình.

Ngoài ra còn có rất nhiều suy tư về sự tồn tại, hiện sinh có thể thấy rõ ràng trên tác phẩm của Phương, phải chăng vì chúng luôn thường trực trong tâm trí của mình?

Đúng thế. Bên ngoài những tác phẩm minh họa cho haiku Pháp Hoan, tự thân tôi đã luôn có sự tò mò và hứng thú nhất định với những câu hỏi mang tính hiện sinh. Ta là ai, ta đến từ đâu, ta sẽ đi về đâu, sự tồn tại của con người là gì trong một vũ trụ rộng lớn khôn cùng và chắc chắn sẽ lụi tàn trong băng giá, cái gì chờ đợi ta bên kia ranh giới cửa tử...? Nhiều rất nhiều những câu hỏi mà nghĩ đến là tôi thấy lặng người trong kính sợ. Con người yêu thích cảm giác đứng trên muôn loài và luôn tò mò đi tìm ý nghĩa của sự tồn tại bởi ta muốn tiệm cận với Đấng toàn năng, muốn phơi bày tất cả bí mật ra ánh sáng. Ta không thể chịu đựng được sự trống rỗng đầy huyền bí không thể lí giải được, cũng giống cảm giác khi ta đứng trên thành tàu nhìn xuống đại dương đen ngòm trong đêm vậy. Nhưng những gì ta thấy và giải đáp được chỉ là một chút ánh sáng le lói mà thôi, còn đêm đen phủ trùm kia mới là vĩnh cửu. Tôi yêu thích những thước phim tài liệu về sự sống, về vũ trụ, bởi chúng khơi dậy trong tôi nỗi kính sợ cũng như cảm thức vô thường về sự tồn tại của chính mình, của tất thảy mọi thứ. Địa cầu mà ta đang sống đây nếu đặt trong hệ quy chiếu của vũ trụ thì cũng khác gì một tế bào bé nhỏ trên lòng bàn tay?

Phương thường sử dụng chất liệu thế nào ở bên Ý để phù hợp với các tác phẩm của mình?

Hội họa của tôi là sự kết hợp giữa màu nước và kỹ thuật vẽ truyền thống của Á Đông. Tôi dùng mực mài, keo động vật với bột màu, là phương pháp cổ điển khởi nguồn từ Trung Quốc họa ngàn năm trước. Phần lớn bút vẽ tôi mua từ Nhật, vì cọ vẽ phương Tây và phương Đông có những khác biệt vi tế không thể thay thế được, tuy nhiên tôi đã địa phương hóa phần lớn họa cụ của mình, chẳng hạn thay vì giấy Tuyên/washi và lụa thì tôi vẽ với giấy màu nước Fabriano. Bột màu, chất nhuộm tự nhiên đều là những thứ tôi có thể mua được tại Bologna và Florence, cũng là một sự may mắn vì Ý mạnh về mỹ thuật và bảo tồn. Khi mới bắt đầu học phương pháp vẽ này, tôi rất trăn trở về vấn đề nguyên vật liệu. Tôi từng nghĩ rằng nếu vẽ kiểu Đông Phương thì tất nhiên ta phải mang hết họa cụ từ Châu Á sang Ý nó mới “thuần khiết”, nhưng rồi tôi nhận ra điều đó không hẳn và không cần phải như vậy. Bột màu đến từ khoáng thạch, nghiền ra từ đất, và đất phương Đông hay phương Tây thì như nhau cả mà thôi. Sự mềm dẻo và linh hoạt trong việc chọn lựa nguyên liệu khá quan trọng, bởi việc vận chuyển từ đầu này sang đầu kia Trái Đất luôn phiền hà, đắt đỏ, và để lại rất nhiều “carbon footprint”, nếu được, tôi muốn nguyên liệu làm ra tác phẩm luôn ở trong tầm với, giống như “kilometro 0” trong ẩm thực Ý.

Tuy nhiên tôi cũng muốn nói rõ rằng, sự lựa chọn về kỹ thuật này nghiêng về mặt thể hiện nhiều hơn là ý niệm và tôi không muốn kỹ thuật trở thành yếu tố đại diện cho căn cước của mình. Ví dụ tranh sơn dầu, vốn là một chất liệu đến từ Châu Âu nhưng hiện nay rất nhiều họa sĩ Châu Á sử dụng mà vẫn thể hiện được trọn vẹn tinh thần Á Đông trong tác phẩm của họ. Tôi nghĩ rằng thứ định hình căn cước là chủ thể mình chọn, câu chuyện mình muốn kể, và bức tranh là phóng chiếu thế giới nội tâm của chính người nghệ sĩ. Nếu tôi có phương Đông trong lòng, thì tự khắc nó sẽ hiển lộ trong tác phẩm.

Xuân hạ thu đông trong bộ tranh của Phương như sự thể hiện sinh - hoại - trụ - diệt một vòng xoay của tạo hóa nhân sinh, Phương có thể chia sẻ đôi chút về điều này?

Khởi nguồn của bộ tranh này là vào năm 2021 với niềm cảm hứng đến từ cây mơ 50 năm tuổi trong vườn nhà ba mẹ chồng. Tôi quan sát cái cây đó đi qua bốn mùa trong năm, rồi chợt nhận ra nó thật giống đời người đi qua sinh, lão, bệnh, tử. Tôi đã thể hiện ý tứ này qua bức “Một cuộc đời mơ”: bốn mùa tiếp diễn trên một cành mơ từ khi đơm hoa, bung lá, kết trái, rồi úa tàn mục rữa khi mùa thu đến, để lộ một khúc xương tay buông thõng. Sau ba năm, tôi đã phát triển thêm ba bức tranh khác hợp thành một bộ tranh bốn mùa. Mỗi tranh là một chiêm nghiệm về cuộc đời, về vòng sinh diệt, mỗi tranh đều được lồng ghép một chi tiết nhỏ của cơ thể người nhằm thể hiện sự tương quan mật thiết giữa con người với thiên nhiên. Giống như cái cây thay hình đổi dạng qua thời gian, ta cũng vậy, cũng đang đi qua bốn mùa của cuộc đời mình. Tôi có lẽ đang ở trong mùa hè của cuộc đời mình, tâm trạng thì đã chớm thu, nhưng hai đứa bé của tôi - nguồn cảm hứng to lớn cho hội họa và cuộc đời này - là những đóa hoa chỉ vừa kết thành trái nhỏ của mùa xuân, nên chắc chắn tôi sẽ còn quay lại câu chuyện của mùa xuân trong những bức tranh sắp tới.

Tết Phương có về Việt Nam không? Bao nhiêu Tết xa xứ rồi, và Tết đọng lại trong Phương điều gì?

Lại một mùa xuân tôi không về được Việt Nam. Đêm giao thừa tôi sẽ cúng một ít trái cây, bày một đòn bánh Tét chỗ tượng Phật và thắp hương, mở vài bản nhạc Xuân, bài tôi thích nhất là Mộng Chiều Xuân của cô Lệ Thu, nghe thật êm ái mà vẫn vương vấn nỗi buồn. Tính ra tôi đã không ăn Tết Việt lâu lắm rồi, từ năm 2013 và chỉ có mùa xuân 2017 là ở nhà. Điều làm tôi nhớ nhất là những ban thờ đêm giao thừa người ta bày trên vỉa hè. Mỗi gia đình có một cách bày mâm ngũ quả và đồ cúng riêng biệt. Có bàn thờ giản dị chân phương, có bàn thờ đường bệ long phượng, tất cả đều được bày biện một cách thành kính, nghi ngút khói hương, và đó là kết tinh của tình yêu thương, là muôn vạn sắc thái lòng tưởng nhớ ông bà tổ tiên, phản chiếu đời sống tâm linh tín ngưỡng của người Việt. Tôi luôn tiếc vì tối đó ra đường không mang theo máy ảnh, nhưng đoạn kí ức đó vẫn còn sống động trong lòng mà giờ đây mỗi dịp Tết tôi vẫn thường nhớ lại.

Xin chân thành cảm ơn sự chia sẻ của Phương. Chúc Phương và gia đình những mùa xuân hạnh phúc.

Tổng hợp bài viết về triển lãm Tụng Ca Vô Thường by Phuong Nguyen

Annam Gallery - Tụng Ca Vô Thường

Triển lãm ‘Tụng ca vô thường’ – hơn 30 bức tranh vẽ bằng bột màu và mực tự nhiên

artLIVE –  Họa sĩ Hoài Phương dệt nên một câu chuyện sâu sắc về trải nghiệm của con người và vẻ đẹp của các hiện tượng tự nhiên trong tác phẩm Tụng ca vô thường của mình.
Chiều ngày 6-8, Tụng ca vô thường – triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ Hoài Phương chính thức khai mạc và mở cửa đón công chúng yêu nghệ thuật thưởng lãm tranh đến ngày 3-9 tại Annam Gallery (TP.HCM).

 

Thi họa tương ngộ trong tranh thủy mặc của Hoài Phương

Cũng bởi lẽ, thơ và họa đều xuất phát từ nguồn gốc cùng chung những quan niệm triết học về thế giới, về cái nhìn vũ trụ. Vì thế tranh thủy mặc của họa sĩ Hoài Phương vừa chú trọng mô tả bản chất của sự vật, hiện tượng thông qua hình ảnh, vừa là bức tranh ngôn từ hiển lộ cảm xúc hay một ý nghĩa sâu xa không thể diễn tả bằng lời.

Hoài Phương là họa sĩ trẻ với nhiều ưu tư, suy ngẫm về thế giới, vì thế tạo vật trong tranh của chị không chỉ là sự tái hiện mà còn thể hiện những mối quan hệ tâm linh huyền bí của con người và tạo vật, giữa cái nhất thời và cái trường cửu.

 

"Tụng ca vô thường" - Triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ Hoài Phương

Đến với triển lãm, họa sĩ Lê Huy Tiếp cũng hứng thú chia sẻ: "Ở đây có sự khác biệt so với nhiều triển lãm tại Việt Nam trong thời gian gần đây khi phần lớn các họa sĩ cố gắng biểu hiện cái ồn ào, chuyển động của đời sống, thậm chí gào thét, hay âm thầm đau khổ bên trong bằng "diễn" màu sắc, bút pháp và cả tình cảm".

 

Trò chuyện Art Republik: Hoài Phương giữa tám vạn bốn nghìn cây by Phuong Nguyen

Bài phỏng vấn chính thức trên Art Republik: Trò chuyện Art Republik: Hoài Phương giữa “Tám vạn bốn nghìn cây”

Họa sĩ Hoài Phương giữa “Tám vạn bốn nghìn cây”

Xin chào chị Hoài Phương. Chị Phương vui lòng giới thiệu một chút về bản thân nhé ạ.

Xin chào Tâm. Phương hiện đang sống tại Bologna, một thành phố cổ kính, nho nhỏ dễ thương ở miền bắc nước Ý được bao phủ vởi những ngọn đồi xanh mướt và cách Florence không xa. Mình đến đây từ năm 2017 sau khi kết hôn, và hiện bên cạnh việc vẽ tranh, mình cũng là mẹ của hai đứa trẻ.

Mình sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, môi trường sống của mình thì không có gì liên quan đến nghệ thuật cả tuy nhiên từ bé mình đã yêu thích hội họa nhiều hơn bất kì việc gì khác. Mình đã vẽ liên tục như vậy cho đến khi lớn lên, thường là ở mặt sau những cuốn vở giữa thời gian rảnh rỗi hiếm hoi trong lớp học. Mình còn nhớ từng bị đuổi khỏi lớp vài lần khi bị thầy cô bắt gặp. Thích vẽ là như vậy nhưng ý nghĩ trở thành một họa sĩ lại chưa từng xuất hiện cho đến khi đi du học. Nơi mình đi du học là một thị trấn rất nhỏ ở tiểu bang Oklahoma, nơi đó rất vắng vẻ và khá buồn, mình không có nhiều bạn, nên một ngày nọ giữa mùa đông lạnh cóng, ngày qua ngày bó gối trong nhà, để giết thời gian mình đã lấy hộp màu nước ra nghịch một tí. Chẳng ngờ là mình lại rất thích và dường như niềm vui thời bé đã sống lại một lần nữa, mình vẽ liên tục cho đến khi tốt nghiệp. Dù cho hội họa không phải là ngành mình theo học nhưng giáo sư đã đồng ý cho mình dùng những bức tranh đó làm triển lãm tốt nghiệp. Khi nhìn những bức tranh được treo trên tường trong khán phòng vắng vẻ giữa mùa hè nóng bỏng lửa, khi mà hầu hết học sinh đã về quê, lần đầu tiên mình cảm thấy trong lòng nhe nhóm ước mơ được trở thành một họa sĩ. Và mình đã cố gắng rất nhiều từ khi đó.

Mình đã luôn luôn tự hỏi không biết từ khi nào mình trở thành một họa sĩ thực sự? Đó là khi mình cầm cây cọ lên lần đầu? Khi mình nhìn những bức tranh non nớt trong triển lãm tốt nghiệp năm xưa? Khi mình có triển lãm đầu tay? Nhưng giờ đây thì điều đó với mình có lẽ cũng không thực sự quan trọng nữa, mình đang làm việc này với toàn bộ sự yêu mến và nghiêm túc theo đuổi nó.

 Là một họa sĩ Việt sống và làm việc tại trời Âu, điều này ảnh hưởng ra sao tới ngôn ngữ hội họa của chị?

Mình nhớ trước khi rời khỏi Sài Gòn, có một đêm mình đi uống rượu với một người bạn thân tên Aiden, bạn nói một câu mình đến giờ vẫn nhớ: Phương, tao mong là khi mày đến Ý, mày sẽ cảm nhận được tất cả những sự buồn bã và chông chênh của một cái cây bị bật tung gốc rễ, và rồi mày sẽ vượt qua được nó.

Câu nói của người bạn ấy mình chỉ thấm được khi đã đến Ý một thời gian, sau khi cảm giác tourist đã đi qua và mình phải bắt đầu học cách trở thành một người địa phương. Mình cảm thấy đúng là như một cái cây bị bứng đi khỏi vùng đất quen thuộc đã nuôi dưỡng tinh thần mình bấy lâu. Đặt vào vùng đất mới này, rất nhiều dây rễ cũ đã bị đứt rời hoàn toàn, và trong sự loay hoay sống còn, tìm mọi cách để thích nghi và hòa nhập với môi trường mới, có lẽ một số lá cành đã héo úa không còn cách nào hồi phục được nữa, nhưng rồi từ từ cái cây đâm ra những rễ mới, những chiếc rễ non này dần bám đất, rồi thật chậm rãi, những cành lá mới tỏa ra.

Tại đây, mình luôn ý thức được mình là một người nhập cư, Italy hay cụ thể hơn là Bologna không phải là một melting pot, sự hiện diện của người nhập cư dù ngày càng nhiều nhưng luôn tồn tại một khoảng cách giữa những cư dân mới với người bản địa. Bản thân mình không thiếu những lúc cảm thấy chông chênh như người đi trên dây giữa hai luồng văn hóa Đông – Tây, vừa giao hòa mà cũng đầy mâu thuẫn, vừa muốn hòa thành một phần mà cũng có lúc chỉ muốn làm kẻ ngoài cuộc, cái tôi của mình không ngừng tan ra rồi lại kết tủa. Mình nghĩ cảm giác có hiện diện trong các bức tranh của mình, một sự mâu thuẫn mà bản thân cũng thấy thật khó để diễn tả thành lời. Mình không thể ngả hẳn về một bên nào, những bức tranh không hoàn toàn vui và cũng chẳng bao giờ quá buồn bã cực đoan, nửa Đông nửa Tây. Hai phía đối cực như âm dương đó luôn có một sự đối kháng và tương hỗ nhất định.

Một điều rất tuyệt vời ở đây là thiên nhiên và bốn mùa. Sinh ra ở Sài Gòn, mình lớn lên trong “concrete jungle” và cái nắng mưa đặc trưng của miền nhiệt đới, nhưng ở đây mình cảm nhận được rất rõ dòng thời gian của tự nhiên và cách muôn loài thay hình đổi dạng qua từng mùa, từng tháng, có khi theo từng tuần. Quan sát chúng, mình cảm thấy được nhịp đập của tự nhiên. Không có một cái đồng hồ nào nhắc nhở chúng tự khắc biết khi nào là lúc phải ngủ đông, khi nào phải đâm chồi, khi nào phải nở hoa, và những loài côn trùng đến mùa thì nẻ đất chui lên, kết đôi, sinh sản, đi qua bao nhiêu hóa thân để hoàn thành cuộc đời ngắn ngủi đến mức nhói lòng hụt hẫng. Mình tìm thấy rất nhiều cảm hứng từ thiên nhiên. Muôn loài đang đi qua dòng thời gian trong nhịp sống riêng của chúng. Và mình cũng không ngoại lệ, cũng đang trôi đi trong dòng chảy của riêng mình, cũng đang đi qua những hóa thân để thành một con người mới.  

 

 Quan sát về nghệ thuật Việt Nam, hiếm có họa sĩ trẻ nào chọn con đường gắn mình với tranh thủy mặc. Con đường nào đã dẫn lối chị Phương tới với dòng tranh này?

Mình nghĩ thủy mặc chỉ là một phần trong thực hành của mình, cái mà mình theo đuổi thì rộng hơn như thế và có lẽ được gọi là Đông Phương Họa. Một số tranh mình sử dụng bột màu gốc đất và đá bán quý - là cách vẽ truyền thống trong Trung Quốc họa và sau này là Nihonga của Nhật Bản, thủy mặc là một phần trong lối vẽ đó. Tại Việt Nam thì khi nhắc đến thủy mặc ta sẽ thường nghĩ đến dòng tranh sơn thủy và tranh tả ý, bản thân mình nghiệm thấy tinh thần trong tranh mình không hoàn toàn tương đồng nên không thể nhận bản thân là một họa sĩ thủy mặc. Dù không hoàn toàn theo con đường thủy mặc, mình học hỏi rất nhiều từ dòng tranh với bề dày lịch sử sâu rộng này và đôi khi cũng thử sức một chút. Hội họa là một khu rừng rộng lớn nên đôi khi mình không kiềm được lòng mà muốn dạo chơi ở những vùng đất mới.

Mình tìm thấy hứng thú với con đường này này chính là khi bắt đầu vẽ bộ tranh Haiku. Nhưng khi đó mình khá phân vân, bởi trước đó cách mình vẽ rất khác, khá gần với pop surrealism, và việc thay đổi phong cách đột ngột là rất risky đặc biệt cho những họa sĩ mới. Quyết tâm thay đổi đến khi mình có cơ hội trò chuyện với một chủ phòng tranh tại Ý và đây là một trong số ít nơi làm việc với nhiều họa sĩ Châu Á. Cô xem qua portfolio và ngạc nhiên thay, bức tranh cô chọn lại là một tác phẩm cũ mình đã vẽ từ hai năm trước đó. Cô tỏ ý muốn làm việc với mình nhưng trước hết cô muốn thấy sự ổn định trong phong cách, điều đó có nghĩa là mình sẽ phải quay ngược lại hai năm trước và có thể sẽ “chết” style này luôn. Đứng trước một cơ hội tuyệt vời mà vẫn phân vân, đó là lúc mình nhận ra mình đã sẵn sàng thay đổi. Mình đã tiến lên phía trước rồi, mình không muốn quay ngược lại điểm khởi đầu. Tất nhiên là cánh cửa này đã khép lại và đã có vài năm không mình hoạt động gì nhiều, nhưng bù lại là rất nhiều thời gian để luyện tập, và nó đã mở ra những cánh cửa mới.

Mình tự học những kỹ thuật vẽ của Đông Phương họa qua internet. Sau nhiều thử nghiệm thất bại, một vài quả ngọt đã thành hình. Qua mỗi bức tranh mình dần nắm bắt tốt hơn, đi cọ mượt mà hơn, và mình vẫn đang tiếp tục học hỏi và thử nghiệm, tinh chỉnh để tìm ra những khả năng mới.

Về bản chất thì những thứ mình dùng để vẽ không khác mấy so với những họa phẩm hiện đại. Màu vẽ từ xưa đến giờ đều đến từ tự nhiên, thời nay thì ta có thêm màu nhân tạo, tùy vào binding agents sẽ tạo những chất màu khác nhau như màu nước, acrylic, màu dầu... Không riêng gì phương Đông, những họa sĩ phương Tây cũng đã từng làm i hệt, màu vẽ hoàn toàn được làm thủ công và mỗi họa sĩ sẽ có một formula riêng phù hợp với lối vẽ của họ. Thời hiện đại này thì các hãng họa phẩm đã thay ta làm công việc đó. Nhuộm giấy, pha màu, mài mực… đều là những thực hành tốn thời gian trước khi có thể bắt tay vào vẽ. Nhưng mình thì cảm thấy sự chậm rãi đó lại vừa nhịp với mình.

 

Mỹ học Á châu mình có quan niệm tranh thủy mặc không chỉ đơn thuần là minh họa hoặc tái hiện bề ngoài chủ thể mà còn là nắm bắt được cốt yếu tinh thần trong đó. Vậy tiến trình của chị khi vẽ một bức tranh mới sẽ như thế nào?

Quá trình xây dựng bức tranh là tốn thời gian nhất và phần lớn nó chỉ diễn ra trong đầu, có khi mình dành nhiều tuần chỉ để nghĩ xem muốn vẽ cái gì. Cảm hứng đến từ khắp nơi, đôi mắt quan sát vô số thứ mỗi ngày, đôi tai lắng nghe vô số câu chuyện hằng ngày, nhưng cái khoảnh khắc mà một bức tranh xuất hiện, những yếu tố rời rạc bỗng dưng kết nối thì khá đột ngột và chẳng có một pattern nhất định nào cả. Giống như là một cái nồi súp vô số thông tin nung nấu âm ỉ rất lâu để rồi bất thình lình một giọt tinh chất nhỏ ra. Khi mình đã chắc chắn muốn vẽ cái gì, bố cục ra sao thì mình sẽ đi tìm tư liệu để vẽ. Bởi phần lớn cảm hứng đến từ đời sống xung quanh nên mình khá dồi dào tài nguyên, nhưng đôi khi không có thì sẽ phải research trên internet. Tuy vậy để tìm được tư liệu y hệt những gì mình tưởng tượng là bất khả, nên mình sẽ kết hợp rất nhiều nguồn khác nhau để ra được bức tranh mà mình mong muốn. Giai đoạn xây dựng bức tranh cũng mất thời gian, vì mình thường nhuộm giấy và phải tinh chỉnh nhiều chi tiết trước khi bắt đầu xuống bút, quá trình chuẩn bị này ít chỗ cho sáng tạo và đôi khi khá nhàm chán, nhưng bù lại, nó sẽ giúp các giai đoạn sau đó trở nên nhẹ nhàng, suôn sẻ hơn rất nhiều.

Trong Đông Phương họa thì lại chia ra hai dòng tranh là công bút và tả ý, mình thiên về công bút nhiều hơn. Cá nhân mình rất ngưỡng mộ cung cách làm việc của những họa gia tả ý, khi họ quan sát thật lâu để thấm nhuần bản chất của đối tượng được vẽ nên đến mức họ có thể phóng bút không cần đường nét phác thảo mà vẫn bắt được cái thần hồn sống động của vạn vật. Tranh tả ý thường rất nhiều khoảng trống, đường nét giản tiện, nên nó đòi hỏi người xem phải suy tư đặng lấp đầy khoảng trống. Tuy nhiên cách vẽ thoạt trông đơn giản nhưng lại đòi hỏi một trình độ cao trong cách kiểm soát lượng nước, lượng mực, hiểu biết về cây cọ được sử dụng, chất giấy... Với thủy mặc bạn không thể sửa tới sửa lui, mực loan tới đâu sẽ hằn lại trên giấy mãi mãi. Đó là bút pháp “nhất giác” – và mình tin rằng nét bút thủy mặc xuất phát từ nội lực và trái tim của chính người vẽ. Về tư duy lẫn kỹ thuật mình chưa đạt đến trình độ đó. Mình phải hình dung và phác thảo kĩ càng cho một bức tranh và điều này phản ánh khía cạnh chịu ảnh hưởng từ phương Tây của mình - sự tiếp cận có phần lý trí và khoa học, xây dựng bức tranh theo từng giai đoạn, lớp lang, đi vào tiểu tiết.... Tuy nhiên mình nghĩ là cách tiếp cận dẫu có khác biệt nhưng bản chất nó thì như nhau. Một bên là quan sát thật lâu để thấm nhuần, một bên là nghiên cứu và đào sâu để hiểu rõ, nhưng tình cảm ta đặt vào trong quá trình đó là như nhau. Cái thần sẽ hiển lộ, khi bức tranh có tình cảm trong đó.

Những khai phá của chị trong việc sử dụng chất liệu (như thêm sơn cánh kiến, bột vàng,...) như một phương tiện để truyền tải cảm xúc và thông điệp có câu chuyện gì thú vị không ạ?

Mình nghĩ về chất liệu thì mình khá cổ điển, không có nhiều sự cách tân trong kỹ thuật bởi mình luôn xem bản thân là một học trò và hiện tại mình muốn bồi dưỡng bản thân có một cái nền thật vững chắc. Tất cả những kỹ thuật và kiến thức về chất liệu mình có được bây giờ không có gì mới mẻ… ngay cả việc thếp vàng lên tranh cũng là một thực hành cổ xưa mình học được từ những người đi trước. Nếu có cái gì đó mang tính khai phá cá nhân thì đó là những câu chuyện trong tranh mình chọn thể hiện.

 Những họa sĩ mà mình yêu thích thì thường mang hai đặc điểm: vừa nặng tính kế thừa vừa có những đột phá cá nhân phủ định sự kế thừa đó. Để lấy ví dụ, họa sĩ người Ý Nicola Samori là một họa sĩ sơn dầu, ông vẽ tranh theo trường phái Baroque cổ điển rất nghiêm cẩn và cách dụng bóng tối siêu việt như Caravaggio, nhưng ông có những sự phá cách cá nhân đương đại rất đương đại như là đốt và đục lỗ canvas, trộn màu vẽ với bột cẩm thạch từ trong xưởng điêu khắc rồi lột nó ra… Họa sĩ Nihonga đương đại Hiroshi Senju thay vì vẽ trên lụa với cọ như lối truyền thống thì vẽ bằng súng phun sơn. Fuyuko Matsui thì trung thành với kỹ thuật Nihonga truyền thống và cô vẽ với cung cách một họa sư từ những thế kỷ trước, nhưng cô lại kết hợp hội họa tây phương với thiên hướng hiện thực vào trong tranh, là cái đối lập với nihonga cổ điển. Học hỏi con đường sáng tạo của những nghệ sĩ này mang đến cho mình niềm cảm hứng và cũng là la bàn chỉ lối con đường mình muốn đi. Khi cây đủ lớn tự khắc sẽ đơm hoa kết trái. Hiện tại, mình đang tập trung vào việc kế thừa những tinh hoa của quá khứ. Khi cái nền đã vững, khi mình đã đủ chín thì những đột phá cá nhân sẽ đến. 



Được biết chị Phương đang nghiên cứu và thực hành minh họa thơ Haiku của tu sĩ Pháp Hoan. Đâu là duyên cớ khơi nguồn cảm hứng của chị và có điều gì đặc biệt ở bộ tranh này chị muốn chia sẻ cùng mọi người?

Mình tìm thấy thơ của Pháp Hoan khi nước Ý đang đóng cửa vì dịch Covid. Lúc đó trước Ý thì chỉ có Trung Quốc có số ca nhiễm cao nhất, thế giới vẫn chưa rõ là dịch bệnh đang lan truyền nhanh khủng khiếp khiến người chết như ngả rạ này là cái gì. Và để đối phó thì nước Ý đã lockdown toàn quốc trong gần ba tháng. Thời gian này mình không bước một bước xuống đường, chỉ loanh quanh trong nhà, mỗi ngày chờ đợi tin tức cuối ngày xem có bao nhiêu ca nhiễm, bao nhiêu người chết… Và trong bầu không khí đặc quánh sự lo âu và hoang mang này mình đã tình cờ đọc thấy những bài Haiku của Pháp Hoan. Pháp Hoan là một tu sĩ, nên những dòng thơ haiku của bạn đẫm tính thiền, chất chứa hơi thở tự nhiên trong đó. Chỉ ba dòng ngắn gọn nhưng nó lại mở ra cả một chân trời rộng lớn, đưa tâm trí mình đi ra khỏi bốn bức tường trong thời gian đầy ngột ngạt đó. Bài thơ đầu tiên mà mình họa là bài Tám vạn bốn nghìn cây.

Dưới chân núi phía tây
tôi đi vào chốn ấy
tám vạn bốn nghìn cây.

Bạn viết về tâm tư của người tu sĩ khi đứng trước khu rừng có tám vạn bốn nghìn giáo lý nhà Phật, nhưng đồng thời mình cũng cảm nhận được tâm trạng của mình khi đó là một họa sĩ chập chững bước vào nghề, hoang mang trước vô vàn ngã rẽ trước mặt, không biết nên đi về đâu, nên theo đuổi trường phái gì, nên theo học cái gì, nghệ thuật quá rộng lớn mà mình không có đến một chiếc la bàn hay một người dẫn đường. Vì đồng cảm với những tâm tư này mà mình đã vẽ nên bức tranh đầu tiên, và Pháp Hoan cũng rất thích nên tụi mình đã phát triển thêm nhiều tác phẩm khác. Có lẽ nó chính là cái gọi là “đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu.”

Cá nhân mình thì cho rằng đây là một dự án khá thú vị, bởi mình sinh sống tại Ý, Pháp Hoan thì ở Canada, chúng mình cùng trao đổi với nhau bằng tiếng Việt và tác phẩm được tạo ra dựa vào thức thơ của Nhật. Không chỉ là sự giao thoa giữa thi ca và hội họa, mình thấy nó vượt qua khoảng cách địa lý và cái cảm thức cổ kính trong thơ của bạn thì lại gợi nhớ đến sự u huyền cô quạnh vượt thời gian nữa. Từ khi mình bắt đầu bộ tranh này mình cũng đã có thêm nhiều tình bạn mới. Đây là cái mà mình gọi là phép màu của nghệ thuật: khả năng kết nối những tâm hồn đồng điệu vượt qua các chiều không - thời gian.


Bức tranh nào khiến chị trầm tư nhiều nhất và câu chuyện của nó là gì?

Những bức tranh mình chọn minh họa trong hơn 600 bài thơ của Pháp Hoan là những bài mình chọn lọc dựa theo sự đồng cảm cá nhân, nên mình thích hết, và đồng cảm với tất cả. Như bức tám vạn bốn nghìn cây nói trên là về tâm tư của mình khi bước chân vào nghề (Rất tiếc là bức này một người bạn mình đã mua rồi và mình chưa tìm thấy cảm hứng mới để vẽ lại) Bức Đại Tuyết là dựa trên một công án khi thiền sư vì lạnh quá mà đem tượng Phật ra chẻ làm củi đốt, bức Ruộng khô thì khiến mình đồng cảm với tâm trạng người dân ở đồng bằng sông Cửu Long đối diện với tình trạng ngập mặn và hạn hán kéo dài…Nhưng nghĩ tới nghĩ lui, bức tranh mình yêu thích nhất có lẽ là Bốn Núi, mình đã viết một bài tự luận khá dài trên blog để giải nghĩa tâm tư của
mình với riêng bài này. 

Bốn núi bủa vây
một sáng thức dậy
thấy mình là cây.

Bốn núi trong cảm nhận của mình chính là bốn nỗi khổ lớn: Sinh, lão, bệnh, tử mà một con người sinh ra đã phải gánh lấy. Mà thực ra đâu chỉ con người, phàm vạn vật trên đời này cái gì sinh ra mà không tàn lụi? Ngay cả những thiên hà rực rỡ cũng đã đi qua giai đoạn hoài thai, bùng cháy, rồi nguội lạnh và trong một tương lai xa xăm khôn cùng tất cả sẽ chìm sâu vào đêm đen tĩnh mịch. Nói tóm lại, khổ là không tránh được. Càng lớn lên, càng thấy những dãy núi này sao càng cao vời vợi không cách nào trèo thoát nổi, và không thiếu những người tự cô lập bản thân, tách biệt khỏi xã hội, tự cắt rời bản thân khỏi triền miên những bi kịch trên thế giới, từ một cái nhà tù lớn họ đi vào một cái nhà tù nhỏ hơn, vì chung quy, bốn bức tường nó vẫn ở đó.

Nhưng một cái cây thì lại khác, núi rừng là nhà của nó. Nỗi khổ có thể đến từ tác động ngoại vi hay nội tại và cuộc sống thì không bao giờ bằng phẳng, ta không bao giờ có thể tránh được nỗi khổ. Nên nếu ta có thể hóa thành một cái cây – thay đổi góc nhìn, thì có lẽ nỗi khổ này sẽ trở nên êm dịu hơn, cuộc đời này sẽ dễ chịu hơn một tí chăng?

Triển lãm sắp tới tại Việt Nam có ý nghĩa thế nào với một người con xa quê hương như chị và thông qua triển lãm, thông điệp của chị là gì?

Thật sự là khi khởi đầu bộ tranh này mình không nghĩ rằng nó sẽ có thể đi xa được đến thế! Và hiển nhiên mình rất hạnh phúc khi những bức tranh này được về nhà, về vùng đất đã sinh thành và nuôi dưỡng tình cảm và mỹ cảm phương Đông trong mình. Sự giao thoa văn hóa đã diễn ra từ rất lâu, từ con đường tơ lụa đến những chuyến hải hành vượt trùng dương vào thế kỷ 17, và trong kỷ nguyên số khi thông tin và hình ảnh lao đi vượt khoảng cách hàng nghìn cây số chỉ trong cái chớp mắt, thật dễ dàng để tìm thấy những người mộ điệu vừa hiểu vừa trân trọng nghệ thuật đến từ những nền văn hóa khác. Tuy nhiên, có một câu trong cuốn Thiền và Văn hóa Nhật Bản mình yêu thích như thế này: “Thử lấy một bức thủy mặc vẽ hai thiền sư Hàn Sơn và Thập Đắc chẳng hạn, đem treo trong một phòng bán tranh ở Âu châu hay ở Mỹ để xem nó gây được ấn tượng gì hay ảnh hưởng thế nào đối với khách đến viếng. Lúc đó, ta sẽ thấy khái niệm "cô tuyệt" là một sản phẩm của phương Đông và chỉ có giá trị giới hạn trong vùng đất sinh thành ra nó.” (Bản dịch của bác Trịnh Nam Trân) Mỗi cá nhân chúng ta là di sản của một nền văn hóa đã tiếp diễn từ hàng trăm, hàng ngàn năm, và vì thế có những điều ta hiểu mà không cần phải giải thích dông dài, có những điều ta sẽ đồng cảm nhiều hơn và sâu sắc hơn những người sống ở vùng đất xa xăm bên kia bán cầu, những người chưa từng đắm mình trong nền văn hóa của ta. Mình đã đi xa khỏi Việt Nam khá lâu, nên phần nào đó trong mình vừa mong đợi, vừa hồi hộp không biết mọi người sẽ đón nhận nó như thế nào. Nhưng điều mình có thể chắc chắn là, mình đã đặt rất nhiều tình cảm vào trong từng bức tranh, và mình mong rằng khi bạn đứng đối diện chúng, dù có thể ta chưa bao giờ gặp nhau, bạn cũng sẽ cảm nhận được tình cảm đó.

Cabinet DA-END XII: “THE MOON AND THE RABBIT” by Phuong Nguyen


CABINET DA-END XII

“THE MOON AND THE RABBIT”

DU 28 JANVIER AU 25 MARS 2023

Se perdre dans la lune comme Alice qui entre dans le terrier du lapin. Dépasser le miroir du monde visible pour découvrir l'univers caché. C'est ce à quoi nous invite la Galerie Da-End à l'occasion de la douzième édition de son Cabinet des Merveilles.
Cette exposition qui rassemble des oeuvres d'une vingtaine d'artistes internationaux nous rappelle qu'au mois de janvier 2023, nous sommes au début d'une nouvelle année lunaire, sous le signe du Lapin d'Eau Noire.
Cette lune, source de fantasmes, de craintes et de lumière, rythme depuis la nuit des temps la vie des humains sur terre. Incarnation du féminin et puissant symbole d’impermanence et d’illusion, la lune, mystérieuse nous fait prendre conscience du temps qui passe. Mais en se renouvelant chaque mois, elle nous promet l'éternel recommencement, les métamorphoses possibles. Tout comme le lapin, symbole de printemps et de fertilité, qui nous invite à la renaissance, à la résurrection.
„The Moon & The Rabbit“ signifie un retour aux sources: la galerie renoue avec son ADN en s'inspirant des légendes du lapin lunaire présentent partout en Asie (…)
Le tout premier cabinet de curiosité de la galerie Da-End eut lieu en l'année du Lapin de Métal, l'année 2011. Avec „The Moon & The Rabbit“, Da-End entame un nouveau cycle sous l'auspice du doux lapin: celui de la renaissance. (…)
Mais la lune, ne nous rappelle-t-elle pas sans cesse le soleil, son alter égo masculin? Si le cabinet de curiosité est la représentation d'un univers personnel et intime, il reflète ici l'âme de la galeriste, où le microcosme est à l'image du macrocosme: même au coeur de la nuit la plus noire, le soleil, comme le regretté Satoshi Saïkusa, n'est jamais absent: sa lumière, réfléchie par la lune, contient l'éternelle promesse du retour du soleil à l'aube ...

…..

Getting lost in the moon like Alice who went into the rabbit hole. Going beyond the mirror of the visible world to discover the hidden universe. This is exactly the intention of the Da-End Gallery for the twelfth edition of its Cabinet des Merveilles.
This exhibition, which brings together works by about twenty international artists, reminds us that in January 2023, a new lunar year begins, under the sign of the Black Water Rabbit.
This moon, source of fantasies, fears and light, has given rhythm to human life on earth since the dawn of time. Embodiment of the feminine and powerful symbol of impermanence and illusion, the moon, mysterious, makes us aware of time passing. But the moon, by renewing itself each month, promises us eternal renewal, possible metamorphoses. Just like the rabbit, symbol of spring and fertility, which calls us to rebirth, to resurrection.
”The Moon & The Rabbit” means a return to the sources: the gallery reconnects with its DNA by taking inspiration from the legends of the Moon Rabbit present throughout Asia (...)
The very first Cabinet of Curiosity of the Da-End Gallery took place in the year of the Metal Rabbit, the year 2011. With "The Moon & The Rabbit", Da-End begins a new cycle under the auspices of the gentle rabbit: the one of rebirth. (...)
But the moon, does it not constantly remind us of the sun, its masculine alter ego? If the cabinet of curiosity is the representation of a personal and intimate universe, it reflects here the soul of the gallery owner, where the microcosm is the image of the macrocosm: even in the heart of the darkest night, the sun, like the missed Satoshi Saïkusa, is always present: its light, reflected by the moon, contains the eternal promise of the return of the sun at dawn...

Simone Hoffmann

Avec/With : Markus Åkesson, Marcella Barceló, Frédéric Beauchamp, Apollinaria Broche, Yoko Fukushima, Marine Gazier, Lucy Glendinning, Sarah Jérôme, Kanaria, Shinsuke Kawahara, Kim KototamaLune, Tessa Kugel, Margaux Laurens-Neel, Mike MacKeldey, Honoré de Malné, Nieto, Célia Nkala, Phuong Nguyen, Claire Pedot, Toshio Saeki, Laure Saffroy-Lepesqueur, Satoshi Saïkusa, Sota Sakuma, Carolein Smit, Eimi Suzuki, Mitsuru Tateishi, Mykola Tolmachev, James Webster

Remerciements/Thanks : Tischenko Gallery, Jonathan F. Kugel gallery, Galerie Schoffel De Fabry

Crédit photos : Sumiyo Ida

Art Prize Pallavicini 1st Edition by Phuong Nguyen

ART PRIZE PALLAVICINI

Prima Edizione 2022, dal 9 al 18 settembre

Venerdì 9 settembre 2022 ore 11.00 Palazzo Pallavicini, nel salone delle feste, inaugura la stagione autunnale con l’apertura al pubblico e la conferenza stampa della prima edizione del Premio APP

ART PRIZE PALLAVICINI a cura di Claudia Andreotta e Francesca Bogliolo in collaborazione con Pallavicini srl.

La mostra

App in questa prima edizione ha ricevuto moltissime candidature di Artisti provenienti da tutto il mondo, tra i quali si sono contraddistinti gli Artisti vincitori che esporranno le proprie opere dal 9 al 18 settembre.

 Il tema

“la vita intesa nella sua dimensione intima e collettiva, in relazione allo spazio e al tempo”

L’esperienza delle avanguardie storiche in Europa non solo ha trasformato completamente i linguaggi espressivi, ma ha anche abbattuto in modo definitivo la rigida distinzione tra l’arte intesa come puro fenomeno estetico, cristallizzato in canoni ideali, e la vita. Da quel momento, infatti, qualsiasi corrente artistica si pone non solo come innovatrice nel contesto di accademie e musei, ma come portatrice di una volontà di intervento globale: non si “riveste” il reale con uno “stile”, ma si procede secondo una Weltanschauung (concezione della vita) che da visione diventa metodo per rifondare l’urbanistica, l’industria, l’istruzione, la moda, persino l’alimentazione, qualunque aspetto della società. L’estetica si unisce all’etica, l’arte alla vita.

Poiché il dibattito artistico odierno è ancora innegabilmente debitore della rivoluzione delle avanguardie, il tema proposto dalla prima edizione del premio APP Art Prize Pallavicini risulta ancora di stringente attualità, tanto da aver richiamato numerosi artisti italiani e internazionali: la Vita e come l’Arte la influenzi e ne sia influenzata con l’invito a  misurare la vita intesa nella sua dimensione intima e collettiva, in relazione allo spazio e al tempo, nelle sue diverse forme ed espressioni, dove quello che conta è il percorso dell’opera e dell’Artista che l’ha concepita. In un caleidoscopio di soluzioni linguistiche (dalla nitida narrativa alle strutture aniconiche, all’iperrealismo) e tecniche (pittura, arazzo, fotografia, assemblaggio…) le opere selezionate  affrontano ogni possibile aspetto del vivere, rappresentando  l’uomo e i  suoi stati d’animo (dolore, inquietudine, serenità…), il suo guardare alla realtà con ironia, con senso di attesa  o con la volontà di andare anche oltre tramite un anelito spirituale; per molti artisti  la vita trascorre attraverso gli oggetti del quotidiano,  che da banali strumenti d’uso si fanno portatori della lirica dell’esistere. Ricorre frequentemente anche la ricerca sul rapporto consapevole con la natura e con l’ambiente, sull’intervento in essi dell’uomo (dalle armonie dell’architettura, all’invadenza dell’industria e della tecnologia), sulla città come luogo privilegiato dell’aggregazione. Non manca tuttavia l’eterno incanto per le bellezze naturali, ritratte nella loro delicata opulenza e indagate sia nelle microscopiche evoluzioni formali della loro costituzione chimico-matematica sia nell’incalcolabile grandezza dell’universo. Un infinito che l’uomo ha tentato di imbrigliare con la geometria, di trasformare con l’ingegneria, di armonizzare con la musica (tutte discipline variamente raffigurate): ma il reale evolve costantemente e l’unico modo per fermare in un attimo infinitesimale questo inarrestabile fluire è l’arte con la sua essenza di doppia riflessione dinamica. Non si tratta solo infatti di un pensiero temporaneo dell’artista fissato in un’opera, ma di tutto il flusso di idee, interrogativi, scoperte che essa può generare nell’osservatore, dell’incontro tra l’arte e la vita e di come (citando nuovamente il testo del bando del premio) l’Arte la influenzi e ne sia influenzata.

Ogni opera presentata è in grado di attivare questo processo, poiché nell’arte i sentimenti, le attitudini del singolo si trasfigurano attraverso le opere in universalità. Un’universalità che senza distinzione accoglie e raccoglie, anche grazie alle avanguardie poc’anzi ricordate, tutte le conoscenze umane. Non deve sorprendere quindi che sia stato Marcus Du Sautoy, professore di matematica dell’Università di Oxford, a sintetizzare con adamantina chiarezza un concetto fondamentale: Dalle grotte di Altamira alla Serpentine Gallery, l’arte ha la capacità di legare gli individui in un gruppo, rivelando la risonanza tra il nostro personale codice umano e quello degli altri.

Testo a cura di Claudia Andreotta

 

Artisti Selezionati

Abraham Dayan, Ambrosio Paolo, Andrea Saltarelli, Angela Petruzzi, Angelica Porrari, Angelo Licari, Anila Dekovelli Ciccone, Aristide Gattavecchia, Beatrice Bobst, Beatrice Venturi, Bruno Benfenati, Carla Patella, Carlotta Mantovani, Claudio Castellani, Daniela Sangiorgi, Denise Sabbi, Eleonora Russo, Emidio Mastrangioli, Enrico Tubertini, Enzo Forgione, Erica Conti, Federica Limongelli, Francesco Brogli, Franco Girondi, Fu Wenjun, Giorgio Carluccio, Giovanni Mangiacapra, Giusanna Di Stefano, Grazia Barbieri, Igor Grigoletto, Jules Vissers, Lele Picà, Letizia Cucciarelli, Luca Tridente, MAD, Marco Panighini, Maria Laura Riccobono, Mario Esposito, Mario Vitale, Massimo Barlettani, Mattia Baraldi, Maurizia Piazzi, Maurizio Leardini, Mauro Martin, Mauro Trentini, Michele Panichella, Modan, Nino Bandiera, Paola Cominato, Paolo Rossetto, Patrizia Menozzi, Phuong Nguyen, Raffaella Guarducci, Roberto Re, Romana Zambon, Sandra Gamberini, Sauro Benassi, Siberiana Di Cocco, Silvana Mascioli, Stefania Gagliardi, Tina Lupo, Ulla Hasen, Valerio Zambelli, Xelah.

Informazioni utili

Ingresso Libero

Apertura al pubblico

Dal 9 al 18 settembre

dal venerdì a domenica