painting

The Essence of Four Seasons by Phuong Nguyen

Bốn Mùa là một motif tranh phương Đông cổ điển, thường được vẽ thành bốn tấm tách biệt, mỗi bức tranh sẽ có những loài hoa và động vật, chim muông được cẩn thận chọn lựa để tô điểm cho mùa mà chúng đại diện. Quả thực có những loài hoa chỉ khoe sắc trong một khoảng thời gian vô cùng ngắn ngủi, như thủy tiên, diên vỹ... rồi lại ngủ vùi suốt phần còn lại trong năm, nhưng bên cạnh đó còn nhiều rất nhiều những loài cây khác sinh trưởng mạnh mẽ qua suốt bốn mùa. Chúng đơm hoa, bung lá, rồi kết trái trĩu nặng, những tưởng khi chiếc lá cuối cùng lìa cành cây cũng đã sẵn sàng cho giấc ngủ đông, nhưng thực tế tôi thấy không như vậy. Những chồi non đỏ hồng đã kịp đâm lên tua tủa từ sâu trong thớ gỗ dày, và cành cây mùa đông giờ đây trụi lá, trơ xương bỗng vươn lên thẳng thớm lạ thường sau ba mùa chùng xuống dưới sức nặng của trái cây, tàn lá. Sự sống có thể khi rộn ràng, khi âm ỉ, nhưng tuyệt không có khoảng ngừng nghỉ.

Thay vì vẽ mỗi tranh một mùa riêng biệt, tôi muốn thể hiện sự tiếp diễn này bằng cách chứa đựng cả bốn mùa trong từng bức tranh. Và tôi cũng lồng ghép nơi mỗi loài cây một chi tiết nhỏ của cơ thể con người, gợi ý rằng giống như cây cối thay hình đổi dạng qua năm tháng, ta cũng đang đi qua bốn mùa của cuộc đời mình.

Details "A Mother's Dream"
2023
Ink and color on natural dyed Fabriano paper

Mùa Xuân là một cái dạ con bên trong quả bầu, một cơ quan hoàn toàn mới cơ thể người mẹ tạo ra để nuôi nấng sinh mệnh đang lớn lên trong mình. Mùa Hạ là cột sống ẩn trong một thân hướng dương dị dạng, một bức tranh lấy cảm hứng từ những đóa hoa cúc đột biến sau sự cố rò rỉ phóng xạ Fukushima, và cái cách mà tự nhiên bao dung trước khác biệt, không như con người luôn rất thận trọng và đôi khi tàn nhẫn trước những điều xa lạ. Mùa Thu... một cành mơ rũ xuống buông lơi một nhánh xương tàn, một lời nhắc nhở về cuộc sống vô thường, đi qua bao thăng trầm rực rỡ của kiếp người rồi thì đến tận cùng ta cũng như cành cây trụi lá mà thôi. Rồi đến mùa Đông, một cái sọ trắng nấp dưới gốc một cây dẻ ngựa, xung quanh là hoa xuyên tuyết đang nở, báo hiệu rằng tuyết sắp tan. Những thân cây mới vươn lên, chẳng mấy chốc mà trở thành một cây dẻ ngựa trưởng thành to cao, vững chãi, vươn ra những cành lá khỏe khoắn nơi muông thú đến gọi là nhà. Ta là chiếc lá, là quả ngọt lớn lên từ cái cây đại thụ của tổ tiên, dấu vết của họ hiện hữu trong xương, thịt, trong từng phân tử của ta. Rồi khi bốn mùa của ta cuối cùng đã đi qua, sẽ đến phiên ta nằm xuống hòa thành dưỡng chất của đại thụ đó, lẳng lặng dõi theo nuôi dưỡng những mầm xanh mới... Một vòng tròn bất tử của sinh và diệt.

Details "Bloom, then wither away"
2022
Ink and color on natural dyed Fabriano paper

-

In traditional motif, each of the four paintings represent a season, distinctively conveyed through the careful choice of birds and floral arrangement commonly associated with them. Although there are, indeed, certain flowers that only briefly grace us with their presence, like daffodils, iris… most plants persist throughout the year, blooming flowers, sprouting leaves, bearing fruits... When the final leaf departs, it’s commonly thought that the plant has entered a state of dormancy, its skeletal structure exposed under the harsh, wintry chill of winter. But I have seen otherwise – plants never truly slumber. The moment the last leaf falls, new buds already unfurl, sharp as an arrow, lifting up branches that were once sagged under the weights of fruits and foliage.

Details "Life, a fleeting dream"
2021
Ink and color on natural dyed Fabriano paper

Instead of depicting each season individually, I want to convey this sense of continuity by combining all four seasons into a single painting. And I also incorporate a minute facet of human anatomy into the plant, mirroring the idea that, much like plants transform through months and years, we human are also passing through the four seasons of our lives.

Details "From soil to soul"
2022
Ink and color on natural dyed Fabriano paper

In Spring, it manifests as a placenta encased within a calabash bottle, nursing a new life, a tribute to motherhood. Come Summer, it takes the form of a spine of a mutant sunflower, telling the story of nature's ability to embrace and radiate regardless of their odd appearance, unlike human who tend to be hostile towards things/people different from the norm. By the time Fall arrives, it unveils a skeletal hand exposed at the end of an apricot tree – a poignant reminder that, at the end of this vibrant and extraordinary journey, we will shed this skin, only a skeleton remains. And finally hail Winter, where a skull hidden amidst tangled roots, surrounded by snowdrop flowers, implying that a long and harsh winter is almost over. Horse Chestnut saplings sprout from the wet ground, unfurling new leaves. In no time, they will mature into a mighty, robust tree, providing a safe haven to other lives. We are constructed upon the foundations laid by our ancestors' branches and roots, their legacy forever imprinted in our flesh and bones, coded within every single atom. When the moment arrives, we too will become part of that eternal tree, providing the foundation for subsequent generations. The endless cycle of seasons continues.

Infantile Amnesia by Phuong Nguyen

Infantile Amnesia"
Ink on natural dyed Fabriano paper.

- Infantile amnesia: the inability of adults to recollect early episodic memories, is associated with the rapid forgetting that occurs in childhood.

A portrait of Federico at 4 years old. Inspired to finished this old drawing after Federico reunited with my parents after 3 years apart and he couldn't remember them at all, despite our constant efforts to see each other virtually.

______

He sniffs the flower of maturity
And memories from when he first emerged into this world
drift into oblivion

the sweet scent of mother's milk
the clumsy embrace of father
joyful tears and laughters of grandparents
all fossilized under the pressure of time
his distant past now a buried amber.

the warmth of the womb, his holiest shrine
the voyage through the narrow strait
the first gasp of air at life's gate
all faded away under the blinding light
the innocence, the pureness
locked away in a hidden chamber

-

Sometime I wonder, if by a miracle, these memories were to stay with us always, could we have been a bit more graceful to each other?
if one can remember the extraordinary pain and glory of birth
one will not have the heart to kill...

Những đứa trẻ của thế nhân sinh by Phuong Nguyen

"Children of the Anthropocene"

Ink and color on natural dyed Fabriano paper, 2022

35.5 x 100 cm

--

"Những đứa trẻ của thế Nhân sinh"

Màu và mực trên giấy Fabriano nhuộm tự nhiên, 2022

35.t x 100 cm

Thuật ngữ "Anthropocene/ thế Nhân Sinh" được nhà khoa học Paul Crutzen nghĩ ra vào năm 2000, khi đó ông đang ngồi trong một hội nghị và một ai đó đang nói về Holocene / thế Toàn Tân, bắt đầu khi Kỷ Băng Hà kết thúc và tiếp diễn đến thời hiện tại, đây được xem như thời gian của sự ổn định, điều hoà khí hậu kiến tạo nền móng cho nông nghiệp và sau đó là xã hội hiện đại, và ông chợt nhận ra có gì đó sai lầm. Thế giới đã thay đổi quá nhiều, đặc biệt vào thế kỷ này với sự can thiệp ngày càng xâm lấn của con người. Ông lên tiếng, "Không, chúng ta đang sống trong thế Anthropocene". Anthropo- trong từ nguyên Hy Lạp có nghĩa là con người, và -cene là mới, đây là thế giới chúng ta đang sống hiện tại, nơi những hoạt động của con người ảnh hưởng mật thiết không chỉ đến môi trường sống và vòng đời những loài sinh vật khác mà hơn thế nữa, hoàn toàn thay đổi kết cấu địa chất cũng như khí hậu và hệ sinh thái trên toàn thể Trái Đất.

Đây là một thế giới được kiến tạo và thay đổi để phù hợp với môi trường và nhu cầu của con người và chỉ riêng con người.

Những tưởng thế Nhân sinh chính là vườn Địa Đàng của nhân loại, ta đứng đầu chuỗi thức ăn, không có thiên địch, có thể sống thật thoải mái với đầy đủ tiện nghi, công nghệ ngày càng phát triển, ta có thể đẩy lùi bệnh tật, kéo dài tuổi thọ, ta có thể đào sông, lấn biển, san phẳng núi rừng, nhưng kéo theo đó là những hiểm hoạ mà chính con người cũng không thể lường trước. Một Điểm tới hạn (tipping point) mà ta có thể dự đoán nhưng không biết chắc khi nào chúng sẽ xảy đến.

Dịch bệnh, chiến tranh, thiên tai, mất mùa triền miên dường như chỉ là những màn diễn tập cho một cuộc Đại sụp đổ sinh thái. Chiếc đồng hồ vẫn đang chạy, tiếng tích tắc ngày càng dồn dập.

Và đây là nỗi lo âu luôn lởn vởn trong đầu khi tôi nhìn vào những đứa con mình - những đứa trẻ sinh ra vào thế Nhân Sinh, chúng có lẽ sẽ chứng kiến ngày bức rèm buông xuống, phủ đêm đen lên khắp thế gian này.

Giấc mơ của Trang Tử by Phuong Nguyen

"Zhuang Zhou’s dream”, watercolor and pearl pigment on tea-dyed Fabriano artistico paper 300gsm

"Zhuang Zhou’s dream”, watercolor and pearl pigment on tea-dyed Fabriano artistico paper 300gsm

Có một lần Trang Chu nằm mộng thấy mình hóa thành một cánh bướm nhẹ bỗng. Ông quên mất bản thân mình mà sung sướng trong thân phận con bướm vỗ cánh bay lượn. Rồi đột nhiên ông tỉnh mộng, thân thể ông ngay đây sao mà nặng nề và không thể nhầm lẫn là Trang Chu. Ông bâng khuâng tự hỏi, là Trang Chu đã mơ mình hóa bướm, hay là cánh bướm đang mơ mình hóa thành Trang Chu?

Những gì xảy đến trong cuộc đời này là hiển nhiên, hay chỉ đơn thuần là ngẫu nhiên?

Tôi đã phải tự hỏi bản thân mình điều này rất nhiều lần, bởi có những sự việc lồng ghép vào nhau một cách hoàn hảo siêu thực mà không có một mối dây liên hệ nào trong thực tế. Tôi tưởng tượng những sự tương ngộ này như hai hòn đá thô ráp nằm chỏng chơ đâu đó trong lòng núi ở hai nửa bán cầu, trải qua bao thăng trầm bể dâu, đi qua bao nhiêu áp lực dưới những kỷ trung đại khác nhau để từ vụn cát nén chặt ép thành một viên ngọc thô. Rồi con người hiện đại, sau hàng trăm triệu năm, đào nó lên, mài nhẵn nó, đánh bóng nó. Hai viên ngọc chu du khắp thế giới, qua bao bàn tay điêu khắc, những phiên đấu giá chợ đen, để rồi một ngày chúng tìm đến nhau vừa khít. Như hai nửa âm dương hợp nhất thành một.

Tôi vẽ tranh này vào cuối năm 2020 khi một sự kiện kì lạ, có phần siêu thực đã xảy ra.

Tôi nhớ từ khi mình còn nhỏ rất nhỏ, trước khi biết đọc và viết, tôi đã bắt đầu vẽ, và trong những mảnh vụn ký ức rời rạc và nhạt nhòa đó, tôi nhớ rõ bức tranh đầu tiên mình vẽ là một con cá bằng những nét thẳng.

Ba mẹ tôi hay tự hỏi không biết tôi giống ai, vì trong nhà không có ai như thế. Mơ mộng, thơ thẩn, vẽ vời, tâm hồn treo ngược cành cây... Một con vịt đen. Một biến dị. Cũng có lúc tôi chán nó, quên mất, rồi bỏ đi, nhưng rồi cuối cùng tôi vẫn quay lại bên trang giấy và cọ vẽ. Như thể trong tôi có một con sâu ngọ nguậy, bắt tôi phải vẽ. Có lẽ tôi sinh ra là để làm việc này. Tôi chấp nhận nó cũng như cách tôi chấp nhận những trang thất lạc trong gia phả của gia đình mình.

Rồi một ngày kia, những trang giấy ấy được tìm thấy. Sự thật nổi lên từ đáy nước, những mảnh đứt đoạn được nối liền và câu chuyện sáng tỏ. Tôi cảm thấy mình như vừa thức dậy từ một giấc ngủ sâu. Như tìm thấy một căn phòng lạ trong căn nhà mình đã sinh sống 30 năm qua.

Và trong cái khoảnh khắc "bừng tỉnh" đó, tôi cảm thấy mình giống như Trang Tử thức dậy sau giấc ngủ hóa thành cánh bướm vỗ cánh bay lượn và giờ đây hoang mang trước sức nặng của chính bản thân mình. Là con bướm, hay con người? Bản ngã tôi đã gắn bó bao năm qua vẫn còn đây, nhưng bên cạnh nó là một nhân cách mới vừa thành hình, với một lịch sử riêng và những câu hỏi đã chờ rất lâu để được nhận lời hồi đáp. Tôi nhận ra cuộc sống này thực sự tồn tại những huyền cơ mà con người không thể khái quát nổi. Và có những sự kết nối kì lạ mà số phận đôi khi sẽ bắt ta phải chờ đợi, vì trong sự chờ đợi, ta được thử thách, và bước ra khỏi thử thách, ta không còn nghi ngờ gì, ta sẽ học được một điều mới.

Một người bạn của tôi đã nói thế này, "quả táo không rụng quá xa cái cây bao giờ."

Thật vậy.

Từ đây, tôi đi tiếp một con đường mới. Như cách con sâu vỡ kén chui ra, có một thế giới mới đang chờ đợi nó, không chỉ có gió và mây và bay lượn, mà còn có rất nhiều thử thách, nhưng bản năng được di truyền và kế thừa qua hàng triệu năm sống còn sẽ nói cho nó biết phải làm gì.

Lắng nghe tiếng lòng mình, thật đơn giản, mà cũng thật không đơn giản : )