Infantile Amnesia"
Ink on natural dyed Fabriano paper.
- Infantile amnesia: the inability of adults to recollect early episodic memories, is associated with the rapid forgetting that occurs in childhood.
A portrait of Federico at 4 years old. Inspired to finished this old drawing after Federico reunited with my parents after 3 years apart and he couldn't remember them at all, despite our constant efforts to see each other virtually.
______
He sniffs the flower of maturity
And memories from when he first emerged into this world
drift into oblivion
the sweet scent of mother's milk
the clumsy embrace of father
joyful tears and laughters of grandparents
all fossilized under the pressure of time
his distant past now a buried amber.
the warmth of the womb, his holiest shrine
the voyage through the narrow strait
the first gasp of air at life's gate
all faded away under the blinding light
the innocence, the pureness
locked away in a hidden chamber
-
Sometime I wonder, if by a miracle, these memories were to stay with us always, could we have been a bit more graceful to each other?
if one can remember the extraordinary pain and glory of birth
one will not have the heart to kill...
My Art
Lâm mô "Two roosters and a hen", Ito Jakuchu /
Kế thừa và nuôi dưỡng những điều đẹp đẽ từ quá khứ.
Phương lâm mô bức tranh "Two roosters and a Hen" (trên), hoạ bởi Ito Jakuchu, 1796 (dưới)
Mực mài trên giấy Fabriano artistico
Bức tranh gốc được vẽ vào những năm cuối đời khi ông khoảng 80 tuổi và đã sử dụng nghệ danh Beito-o (lão già vẽ tranh đổi gạo)
Lâm mô Bạch Y Quán Âm /
Phương lâm mô bức tranh "Bạch Y Quán Âm", tăng họa sư Mục Khê (牧谿, Mokkei, ?-1280), Nam Tống.
33 x 75cm, mực tàu trên giấy Fabriano 600gsm nhuộm tự nhiên
Copy after "Guan Yin in White Robe", by master Muqi (牧谿, Mokkei, ?-1280).
Những đứa trẻ của thế nhân sinh /
"Children of the Anthropocene"
Ink and color on natural dyed Fabriano paper, 2022
35.5 x 100 cm
--
"Những đứa trẻ của thế Nhân sinh"
Màu và mực trên giấy Fabriano nhuộm tự nhiên, 2022
35.t x 100 cm
Thuật ngữ "Anthropocene/ thế Nhân Sinh" được nhà khoa học Paul Crutzen nghĩ ra vào năm 2000, khi đó ông đang ngồi trong một hội nghị và một ai đó đang nói về Holocene / thế Toàn Tân, bắt đầu khi Kỷ Băng Hà kết thúc và tiếp diễn đến thời hiện tại, đây được xem như thời gian của sự ổn định, điều hoà khí hậu kiến tạo nền móng cho nông nghiệp và sau đó là xã hội hiện đại, và ông chợt nhận ra có gì đó sai lầm. Thế giới đã thay đổi quá nhiều, đặc biệt vào thế kỷ này với sự can thiệp ngày càng xâm lấn của con người. Ông lên tiếng, "Không, chúng ta đang sống trong thế Anthropocene". Anthropo- trong từ nguyên Hy Lạp có nghĩa là con người, và -cene là mới, đây là thế giới chúng ta đang sống hiện tại, nơi những hoạt động của con người ảnh hưởng mật thiết không chỉ đến môi trường sống và vòng đời những loài sinh vật khác mà hơn thế nữa, hoàn toàn thay đổi kết cấu địa chất cũng như khí hậu và hệ sinh thái trên toàn thể Trái Đất.
Đây là một thế giới được kiến tạo và thay đổi để phù hợp với môi trường và nhu cầu của con người và chỉ riêng con người.
Những tưởng thế Nhân sinh chính là vườn Địa Đàng của nhân loại, ta đứng đầu chuỗi thức ăn, không có thiên địch, có thể sống thật thoải mái với đầy đủ tiện nghi, công nghệ ngày càng phát triển, ta có thể đẩy lùi bệnh tật, kéo dài tuổi thọ, ta có thể đào sông, lấn biển, san phẳng núi rừng, nhưng kéo theo đó là những hiểm hoạ mà chính con người cũng không thể lường trước. Một Điểm tới hạn (tipping point) mà ta có thể dự đoán nhưng không biết chắc khi nào chúng sẽ xảy đến.
Dịch bệnh, chiến tranh, thiên tai, mất mùa triền miên dường như chỉ là những màn diễn tập cho một cuộc Đại sụp đổ sinh thái. Chiếc đồng hồ vẫn đang chạy, tiếng tích tắc ngày càng dồn dập.
Và đây là nỗi lo âu luôn lởn vởn trong đầu khi tôi nhìn vào những đứa con mình - những đứa trẻ sinh ra vào thế Nhân Sinh, chúng có lẽ sẽ chứng kiến ngày bức rèm buông xuống, phủ đêm đen lên khắp thế gian này.
Lập Hạ /
-
Một kỷ niệm từ mùa hè khi tình cờ tìm thấy vườn sinh thái ở trong khuôn viên trường đại học kề bên trung tâm phố cổ Bologna. Thật khó tin khi chỉ đi vài bước vào sâu trong vườn mình như lạc vào một thế giới khác, cái nóng ẩm mùa hè bị che lại dưới bóng hàng cây bạch dương đại thụ, tiếng động cơ xe máy rì rầm như vọng về từ một nơi rất xa, bên tai chỉ còn tiếng lá cây xào xạc, tiếng dế rỉ rả và dàn đồng ca đinh tai nhức óc từ loài ễnh ương, ếch nhái đang mùa giao phối gọi bạn tình. Chúng giấu mình dưới những tấm lá sen, giữa hàng lau sậy và diên vỹ vàng, đong đưa trong không trung là bữa trưa thịnh soạn sẵn sàng: chuồn chuồn kim và những con bướm bắp cải.
Giữa lòng đô thị sầm uất mà được đắm chìm trong một khung cảnh mô phỏng gần nhất với hệ sinh thái tự nhiên, nơi sinh vật và cây cỏ được sống đúng vòng đời tự nhiên của chúng là một trải nghiệm gợi lên nhiều suy tư. Ngoài kia là một thế giới khắc nghiệt nơi chúng sẽ chết khi ngày còn chưa hết. Loài lưỡng cư dù rất cổ xưa và đã tồn tại qua bốn cuộc đại tuyệt chủng nhưng nay lại là loài dễ tổn thương nhất và đang tiến dần đến bờ vực diệt vong. Những con ếch nhỏ trong cái ao nhân tạo này đâu biết chúng là một vài cá thể may mắn được chọn.
Hồi xưa người ta vẽ tranh hoa điểu, bốn mùa để ca tụng cái đẹp của tự nhiên, nhưng giờ đây khi vẽ chủ đề này trong lòng chỉ thấy vương vấn nỗi buồn. Tự nhiên thật đẹp, mà cũng quá mong manh.