San Lorenzo al Mare by Phuong Nguyen

110743192_4522316374449067_4541646307106776511_o.jpg

San Lorenzo al mare, một chiều mùa hè

109933654_4522316814449023_3378406399947059752_o.jpg
109939391_4522317034449001_7229843088080172273_o.jpg

Những làng ven biển Liguria có bảng màu nhìn thật thích mắt: cam san hô, hồng nhạt, vàng quả mơ, cửa sổ xanh lục trầm, đối diện màu xanh của biển và trời, của lá và hoa. Cả thị trấn cùng chung một màu áo, không ai muốn trội hơn ai. Bước qua những khung cảnh này thấy tim mình đập khác hẳn, bởi màu sắc có ảnh hưởng đến cảm xúc thật mà nhưng mình không có từ ngữ để diễn đạt sự hài hoà êm ái này.

Cái sào phơi đồ của một người không quen nhìn thôi đã thấy dạt dào cảm tình. Xanh mướt và đầy hoa.

Hộp đựng bút by Phuong Nguyen

106921608_4461007687246603_2771332469524649467_n.jpg

Hộp đựng bút Suzuri-bako, một trong nhiều thứ đồ kỹ nghệ có lịch sử lâu đời ở Nhật.

Hộp gỗ sơn mài với họa tiết trên thân và đuôi chim công được cẩn xà cừ.

Nội thất phủ vàng bên trong được gọi là nashiji - kỹ thuật sơn mài Nhật dùng bột vàng hoặc bạc rải lên trên bề mặt sơn ướt, rồi sau đó sẽ được mài để lớp bột này hiện hình và sáng bóng. Cái tên Nashiji được đặt vì hoạ tiết này trông giống lớp vỏ ngoài của quả lê (Nashi)

107509604_4461051000575605_8169550606872024729_o.jpg

Bên trong có một chiếc bút lông đi kèm với thân sơn mài cùng họa tiết, một chỗ để mực mài và chén đựng nước (có vẻ là bằng bạc) được chạm trổ tinh xảo.

Hộp được làm ra giữa thời Minh Trị, vào khoảng năm 1880.

La Venerina by Phuong Nguyen

"La Venerina" - little Venus, life-size anatomical wax statue by ceroplastician master Clemente Susini.

"La Venerina" - little Venus, life-size anatomical wax statue by ceroplastician master Clemente Susini.

Tượng sáp đúc theo nguyên bản giải phẫu thi thể một thiếu nữ chết trẻ ở thế kỷ 18. Cô qua đời bởi một căn bệnh bí ẩn, và các bác sĩ đương thời quyết định mổ xẻ cơ thể cô để tìm hiểu nguyên nhân. Họ phát hiện ra trái tim cô bẩm sinh đã dị tật và nó ngừng đập khi cô chỉ mới 15 tuổi, họ cũng tìm thấy một bào thai nhỏ cuộn tròn trong tử cung mẹ. Ở Palazzo Poggi, bức tượng được xưng tụng là thần Vệ Nữ bé nhỏ, được giữ trong một chiếc quan tài bằng kính, nằm ở cuối bảo tàng trong một căn phòng chật chội phủ đầy tranh tường fresco.

Bức tượng được đúc bởi nghệ nhân Clemente Susini và được hướng dẫn bởi Felice Fontana, một nhà vật lý học và cũng là nhà nghiên cứu nhãn khoa đến từ Florence. La Venerina là một trong rất nhiều tiêu bản phẫu thuật được đúc bằng sáp trong workshop của Clemente trong thế kỷ 18 và nàng được xem là tác phẩm tiêu biểu khi bảo tàng Khoa học tự nhiên đầu tiên ra mắt công chúng ở Florence. Fontana nói rằng "việc tạo ra những bức tượng sáp này không chỉ đầy tính nghệ thuật mà còn mang một ý nghĩa giáo dục rất lớn, các y bác sĩ, học sinh, nhà khoa học và hoạ sĩ giờ đây có thể nghiên cứu cơ thể con người, cách bộ máy sinh học này vận hành trong một điều kiện bất biến đẹp đẽ, không cần mổ xẻ, không bốc mùi hôi thối."

Bộ sưu tập này được tài trợ bởi Công tước Leopold đệ nhị của Tuscany. Trong quá khứ các nghệ sĩ cũng đóng vai trò quan trọng không kém nhà khoa học, bởi nhờ đôi tay tài hoa của họ ghi chép lại chính xác các chi tiết giải phẫu, các y bác sĩ mới có được tư liệu quý giá để nghiên cứu cơ thể con người. Leonardo da Vinci thì khỏi nói, nhưng bạn đồng môn của ông là Michelangelo, tương truyền đã nhận một commission cho nhà thờ Basilica di Santo Spirito và thay vì nhận tiền công thì ông...nhận xác, để tùy nghi mổ xẻ nghiên cứu giải phẫu.

Vũ trụ by Phuong Nguyen

104638772_4379702418710464_7636820534704879294_o.jpg

Hỗn loạn và rực rỡ

Vũ trụ qua lăng kính X-ray, lộng lẫy như một giấc mơ ...

Kính thiên văn eROSITA của Nga và Đức bắt đầu hoạt động từ tháng 7 năm rồi và đến tháng 12, nó chính thức chạm đến ngưỡng xa nhất trong dải ngân hà, 900 triệu dặm tính từ đây. Sau đó, thêm 182 ngày chầm chậm xoay vòng, bảy chiếc máy ảnh ghi lại tất cả hoạt động của vũ trụ sâu thẳm. Hơn một triệu nguồn năng lượng đang rực cháy và toả nhiệt được phát hiện, những ngôi sao mới vừa sinh ra, bụi khí nóng rực, nghĩa địa sao với tàn dư supernova và nhộn nhịp nhất là vô số hố đen khổng lồ ở trung tâm thiên hà đang ngấu nghiến nuốt chửng những hành tinh ở gần đó.

Hồi xem timelapse về tương lai của vũ trụ, mình rất ấn tượng với câu nói, "Our universe gives life only a brief moment to shine - a haven in time, safe from its fiery birth and icy death."

Vũ trụ của chúng ta vẫn đang là một đứa trẻ sơ sinh.

Sự tái sinh qua tranh của Guido Ricciardelli by Phuong Nguyen

La Metamorphosis, Guido Ricciardelli, 120x90cm, oil on linen, 2019

La Metamorphosis, Guido Ricciardelli, 120x90cm, oil on linen, 2019

Guido Ricciardelli.

Một hoạ sĩ trẻ tài năng sinh ra và lớn lên tại Caracas, Venezuela, hiện đang sống và làm việc tại Milan. Anh từng theo học tại học viện mỹ thuật Milan, và đã drop out sau khi nhận ra môi trường học thuật không có tự do sáng tạo và những kiến thức anh theo đuổi. Anh cũng như bác Agostino, rong ruổi đi tìm cảm hứng ở những bảo tàng mỹ thuật, học hỏi các bậc thầy phục hưng qua tranh vẽ, ghi chú và phân tích kỹ thuật của họ. Giảng đường của anh là nơi giáo đường, dưới mái vòm nhà thờ rực rỡ tranh fresco và những bức tượng cẩm thạch đầy sức sống, ở nơi đó ánh sáng soi vào qua giếng trời và cửa sổ hoa hồng, tạo thành những hiệu ứng ánh sáng đầy tính thiêng liêng mà không một set up nhân tạo nào có thể tái hiện.

Guido là một người sùng đạo, dù anh né tránh tiếp cận chủ đề này một cách thô bạo nhưng anh luôn chia sẻ rằng hội hoạ, và con đường thi hành hội hoạ là một trải nghiệm thần thánh (a religious practice) và là một sự phản chiếu đến lòng kính Chúa của mình.

Bức tranh này có một câu chuyện đằng sau nó, Guido đã thay đổi cấu trúc, đặc biệt là gương mặt của nhân vật chính trong bức tranh. Những hoá thân của một vị thần. Phải xem video quay lại quá trình lột xác, thay da đổi thịt mới thấy được sự kịch tính và rằng gương mặt cuối cùng này, với đôi cánh ve đang vươn ra từ gương mặt hướng đến nguồn sáng và cái xác nằm bất động dưới những lần vải, là nó phải như thế.

Guido là người bạn hội hoạ đầu tiên mình quen ở đất Ý xa lạ. Mỗi lần đến triển lãm của anh mình luôn mang theo một chai prosecco chúc mừng, đây chỉ là gesture never come empty handed mà mình học được từ ông chồng Ý, nhưng Guido luôn thể hiện sự biết ơn một cách nồng nhiệt và chân thành, mình quý anh hơn ở điểm đó.

Trong một art fair ở Bologna năm rồi ở Dumbo, mình nhớ, tranh của Guido 'bị' treo ở một cây cột chơi vơi gần cầu thang, với cây đinh đóng vội, thậm chí còn không có bảng tên, và anh đã...đau lòng vì điều này đến bây giờ. Sự nghiệp mỹ thuật chưa bắt đầu nhưng anh đã muốn chấm dứt vì thấy tranh mình bị bạc đãi, lăn lóc như một hòn sỏi, người ta lướt qua tranh anh như xem một mớ đồng nát vì...nếu anh đã có tiếng hơn thì tranh anh hẳn phải có một vị trí trang trọng hơn chứ? Chia sẻ thêm, bạn biết cái gì là spotlight của art fair này không? Là một máy tính, tích hợp với máy khoan, được lập trình để khắc một bức phù điêu từ khối đá cẩm thạch. Irony much?

Tranh này Guido giấu, không mang đi triển lãm và có lẽ là không bán. Anh đang từng bước một rời xa thế giới nghệ thuật và đang chuẩn bị mở lớp dạy vẽ. Khi không phải lo về bánh mì thì không gì có thể can thiệp vào dòng chảy của anh. Anh trân trọng những bức tranh mình vẽ ra, và anh sẽ là người xây nên nơi ở xứng đáng dành cho chúng.

"They deserve a proper place and I must build it for them," he said.