My Art

A Livella by Phuong Nguyen

A rather strange morning when my husband read to me a beautiful piece of poetry "A Livella" by Totò that talks about death. Like a mason level, death renders everyone equal. Young and old, rich and poor...

That brings back poignant memories back in the days when we were living close to Certosa. As I wandered around the city of the death, came accross my eyes tombs as large as a chapel, decorated with fanciful chandelier, silver candlesticks and guarded by marble angels behind whimsical fences. There were also many common people rested in what I call 'drawers" embedded in the wall, their name written in cursive, their little photo framed. Richer families would reserve a whole block for themselves and their future kins. And then there were tombs of infants, of stillborns, the poor, the abandoned, those without flowers and without names.

Maybe not on daily basis but I think about death quite often and it's not even remotely suicidal. It's just a thought. What lies beyond? Why the fear? Why the pain? Why after thousand and thousand of years, after so many lives lost to the corrosion of time and so many have written about it we still struggle to understand and to make peace with death? We afraid of what we know little about, and death, ah yes, is The Great Unknown.

And I couldn't help but thinking of "Into Oblivion", a little painting I made earlier this year that dwells on the same theme. The perfect farewell as one drifts into The Great Unknown and their body and soul dissolved into a soup of lost, disintegrated information. An absolute end, to have all traces erased.

A theme I would like to keep coming back over and over again. Art is but a fragment of my inner life after all.

Ký ức bủa vây by Phuong Nguyen

"To be able to forget means sanity", Jack London.

Hồi lâu lắm rồi khi còn ở Sài Gòn, buổi sáng đi ra đầu hẻm mua cơm, nhác thấy trên 1 chiếc lá cây mai chiếu thủy có một đàn sâu nhỏ đang toả ra từ chân lá. Đến chiều, vẫn chiếc lá đó đã bị gặm nát non nửa, diệp lục tố bị nuốt trọn lộ ra từng chiếc gân lá trắng nhởn như xương. Những con sâu ấy cũng đã to lên một chút. Một cảm giác ớn lạnh chạy dọc sống lưng, hình ảnh ấy chỉ xẹt ngang nhãn cầu một phút ngắn ngủi nhưng dường như nó đã ghim sâu vào kho dữ liệu ký ức, để rồi nhiều năm nhiều năm sau đó, một bàn tay vô hình trong não bộ cào tầng tầng lớp lớp những ký ức mới hơn để lộ ra một trầm tích cũ...

Đó là điều huyền bí về bộ não, bạn chẳng hiểu sao có một số thứ bạn không bao giờ nhớ được, lại có một số không thể nào quên, còn có những ký ức khác tưởng đã trôi dạt, thất lạc vĩnh viễn, vậy mà như những mạch nước ngầm âm ỉ, một ngày nào đó chúng thình lình rỉ ra ở những kẽ nứt chính bạn cũng không ngờ đến.

Con người là một bình chứa ký ức. Bạn là ai, bản thể của bạn như thế nào, tôi nghĩ một phần tùy thuộc vào việc bạn nhớ và quên những gì. Có những sự kiện dù rất dữ dội, đáng nhớ, nhưng cơ thể bạn đã chọn cách quên nó đi vì biết rằng nó không có lợi cho sự sinh tồn. Một con người với tâm lý khoẻ mạnh là khi họ có thể quên đi những việc cần phải quên. "To be able to forget means sanity."

Nhưng chúng ta đâu phải là một cái máy tính, ta không thể lựa chọn nhớ hoặc quên cái gì - nhiều khi nó diễn ra bên ngoài phạm vi tỉnh thức. Và đôi khi khả năng này trật đường rày, vượt ngoài tầm kiểm soát, một ký ức bất lợi trỗi dậy như dịch bệnh, không ngừng nhân lên, chúng như loài sinh vật sống nhung nhúc dưới da, cồn cào trong xương tủy, ngấu nghiến đến khi ta tê liệt. Tôi nghĩ những người bị PTSD hiểu rất rõ cảm giác này.

Nếu bức này là về sự "nhớ", thì mình đang vẽ một bức có lẽ để đặt bên cạnh nó về sự "quên"

Khi những ký ức dẫu thân thương nhất mà ta muốn giữ mãi bên mình vẫn vô tình tuột đi mất...


Long ago, when I was still in Saigon, we used to have a huge bonsai of water jasmine. One day I noticed a small group of worms wriggling out from the base of a leaf. By afternoon, that very same leaf had been chewed halfway through, and its green color had been consumed entirely, revealing the white veins, thin and brittle as bones. Those little worms had grown a bit bigger too. A chill ran down my spine. That image flashed briefly across my eyes yet it seemed to have embedded deep within my memory.

The brain works in a mysterious way, how some things remain etched in our minds forever, while others elude our recollection entirely. And yet, there are memories that we believed were lost to the currents of time, only to resurface unexpectedly, like a subterranean stream flowing silently, until it emerges from the crevices of our consciousness, catching us off guard with its sudden presence.

Human is a vessel of memory. Who you are, your very presence, is shaped in part by what you remember and what you forget. There are events that are intense, unforgettable, yet your mind chooses to forget them, knowing they may hinder your growth and survival. A healthy psyche is one that can forget what needs to be forgotten. "To be able to forget means sanity."

But we are not mere machines, we cannot choose to remember or forget at will - sometimes it happens beyond the realm of consciousness. And sometimes this forgeting mechanism goes haywire, an unfavorable memory rising like a disease, incessantly multiplying, like a living organism crawling under the skin, gnawing deep into the flesh, until we are consumed whole. I believe those who suffer from PTSD understand this feeling all too well.

If this painting is about the failure of forgeting, I'm planning to paint its sister painting to be placed along side, where the mind goes haywire in the opposite way. Dementia

Mono no Aware by Phuong Nguyen

Mono No Aware 物の哀れ

Commissioned artwork. In Private Collection

watercolor on tea-dyed Fabriano paper

40 x 110 cm, 2021

Bức tranh lớn đầu tiên từ khi bắt đầu cầm cọ, mất gần 4 tháng để hoàn thành năm ngoái. Thiên nhiên là chủ đề chính, nhưng khách mong muốn diễn đạt được cả nỗi sầu muộn bi ai khi thiên nhiên nhận thức được bản thân đang lụi tàn, bị bóp nghẹt dưới sự xâm lấn của loài người.

Trên hai tấm giấy là bốn mùa trải rộng, mẹ thiên nhiên bị lột trần chỉ còn lại bộ xương ngự ở mùa xuân hạ rực rỡ, vươn tay ra mong muốn chạm đến con người đang đứng phía bên mùa thu đông lạnh và buồn. Thiên nhiên, dù đang hấp hối rồi một ngày chết đi sẽ luôn có cách để lại một lần nữa tái sinh. Con người thì không. Với ý tưởng ban đầu mình sẽ vẽ chân dung của chính người khách nhìn thẳng vào bộ xương như một sự tự quán chiếu, nhưng rồi anh muốn thay đổi, vẽ chân dung của thành viên trẻ nhất trong gia đình là đứa cháu của anh. Bởi anh cho rằng vấn đề môi sinh dù đang ở tình trạng báo động, nhưng con người tham lam ngu ngốc sẽ không dừng lại, và thế hệ tiếp theo, con cái của chúng ta, sẽ phải trả giá cho những gì ta tàn phá hôm nay.

Bốn mùa từng là chủ đề tranh cổ điển ca ngợi cái đẹp của tự nhiên, nhưng nay môi sinh không ngừng biến đổi từng năm, nó trở thành một lời cảnh tỉnh. Sự đều đặn tuần hoàn của thời tiết hay còn gọi là thời kỳ Holocene là nền tảng đầu tiên cho con người bắt đầu nông nghiệp, chấm dứt cuộc sống du canh du cư, từ đó những nền văn minh thành hình. Mất đi bốn mùa, cũng có nghĩa là không còn đảm bảo được lương thực, không thể lường trước được những thảm họa tự nhiên, pháo đài kiên cố mang tên nhân loại sẽ đổ sụp như cát mịn.

Mono no Aware, một cụm từ miêu tả sự xúc động trước cái đẹp của tự nhiên và nỗi bi ai thoáng qua khi nhận ra tính vô thường của nó. Đây cũng là cái tên do khách chọn.

Vẽ xong cảm giác như vừa trải qua 1 chuyến đi dài!

Giấc mơ của Trang Tử by Phuong Nguyen

"Zhuang Zhou’s dream”, watercolor and pearl pigment on tea-dyed Fabriano artistico paper 300gsm

"Zhuang Zhou’s dream”, watercolor and pearl pigment on tea-dyed Fabriano artistico paper 300gsm

Có một lần Trang Chu nằm mộng thấy mình hóa thành một cánh bướm nhẹ bỗng. Ông quên mất bản thân mình mà sung sướng trong thân phận con bướm vỗ cánh bay lượn. Rồi đột nhiên ông tỉnh mộng, thân thể ông ngay đây sao mà nặng nề và không thể nhầm lẫn là Trang Chu. Ông bâng khuâng tự hỏi, là Trang Chu đã mơ mình hóa bướm, hay là cánh bướm đang mơ mình hóa thành Trang Chu?

Những gì xảy đến trong cuộc đời này là hiển nhiên, hay chỉ đơn thuần là ngẫu nhiên?

Tôi đã phải tự hỏi bản thân mình điều này rất nhiều lần, bởi có những sự việc lồng ghép vào nhau một cách hoàn hảo siêu thực mà không có một mối dây liên hệ nào trong thực tế. Tôi tưởng tượng những sự tương ngộ này như hai hòn đá thô ráp nằm chỏng chơ đâu đó trong lòng núi ở hai nửa bán cầu, trải qua bao thăng trầm bể dâu, đi qua bao nhiêu áp lực dưới những kỷ trung đại khác nhau để từ vụn cát nén chặt ép thành một viên ngọc thô. Rồi con người hiện đại, sau hàng trăm triệu năm, đào nó lên, mài nhẵn nó, đánh bóng nó. Hai viên ngọc chu du khắp thế giới, qua bao bàn tay điêu khắc, những phiên đấu giá chợ đen, để rồi một ngày chúng tìm đến nhau vừa khít. Như hai nửa âm dương hợp nhất thành một.

Tôi vẽ tranh này vào cuối năm 2020 khi một sự kiện kì lạ, có phần siêu thực đã xảy ra.

Tôi nhớ từ khi mình còn nhỏ rất nhỏ, trước khi biết đọc và viết, tôi đã bắt đầu vẽ, và trong những mảnh vụn ký ức rời rạc và nhạt nhòa đó, tôi nhớ rõ bức tranh đầu tiên mình vẽ là một con cá bằng những nét thẳng.

Ba mẹ tôi hay tự hỏi không biết tôi giống ai, vì trong nhà không có ai như thế. Mơ mộng, thơ thẩn, vẽ vời, tâm hồn treo ngược cành cây... Một con vịt đen. Một biến dị. Cũng có lúc tôi chán nó, quên mất, rồi bỏ đi, nhưng rồi cuối cùng tôi vẫn quay lại bên trang giấy và cọ vẽ. Như thể trong tôi có một con sâu ngọ nguậy, bắt tôi phải vẽ. Có lẽ tôi sinh ra là để làm việc này. Tôi chấp nhận nó cũng như cách tôi chấp nhận những trang thất lạc trong gia phả của gia đình mình.

Rồi một ngày kia, những trang giấy ấy được tìm thấy. Sự thật nổi lên từ đáy nước, những mảnh đứt đoạn được nối liền và câu chuyện sáng tỏ. Tôi cảm thấy mình như vừa thức dậy từ một giấc ngủ sâu. Như tìm thấy một căn phòng lạ trong căn nhà mình đã sinh sống 30 năm qua.

Và trong cái khoảnh khắc "bừng tỉnh" đó, tôi cảm thấy mình giống như Trang Tử thức dậy sau giấc ngủ hóa thành cánh bướm vỗ cánh bay lượn và giờ đây hoang mang trước sức nặng của chính bản thân mình. Là con bướm, hay con người? Bản ngã tôi đã gắn bó bao năm qua vẫn còn đây, nhưng bên cạnh nó là một nhân cách mới vừa thành hình, với một lịch sử riêng và những câu hỏi đã chờ rất lâu để được nhận lời hồi đáp. Tôi nhận ra cuộc sống này thực sự tồn tại những huyền cơ mà con người không thể khái quát nổi. Và có những sự kết nối kì lạ mà số phận đôi khi sẽ bắt ta phải chờ đợi, vì trong sự chờ đợi, ta được thử thách, và bước ra khỏi thử thách, ta không còn nghi ngờ gì, ta sẽ học được một điều mới.

Một người bạn của tôi đã nói thế này, "quả táo không rụng quá xa cái cây bao giờ."

Thật vậy.

Từ đây, tôi đi tiếp một con đường mới. Như cách con sâu vỡ kén chui ra, có một thế giới mới đang chờ đợi nó, không chỉ có gió và mây và bay lượn, mà còn có rất nhiều thử thách, nhưng bản năng được di truyền và kế thừa qua hàng triệu năm sống còn sẽ nói cho nó biết phải làm gì.

Lắng nghe tiếng lòng mình, thật đơn giản, mà cũng thật không đơn giản : )

Metamorphosis by Phuong Nguyen

Good-morning-Mr-Samsa.jpg

"Good morning Mr. Samsa"

Ink on paper, 2020, Phuong Nguyen


Tôi đọc lại Hoá thân.

Tôi nghĩ đến sự hoá thân của côn trùng. Bên trong cái kén ấm áp, con sâu nhỏ nhả ra một thứ dung dịch hoà tan chính mình, rồi từ đó cơ thể chúng được sắp xếp lại theo một trật tự mới, những chiếc chân nhú ra, đôi cánh thành hình.

Kafka không tiết lộ Gregor đã hoá thân thành con gì, ông cũng yêu cầu người ta khi làm bìa sách không được minh hoạ cụ thể một loài côn trùng, nhưng nó hẳn là một thứ hạ cấp và ghê tởm. Trong đầu tôi nghĩ đó là con gián, nhưng cũng có thể nó là một con bọ hung? Dù nó là con gì đi nữa thì vào buổi sáng Gregor thức dậy, anh đã hoá thân thành hình thức tiến hoá cao cấp nhất trong vòng đời một con côn trùng. Sau đó chỉ còn cái chết.

Hoá thân là một chủ đề thú vị và thường mang nghĩa tích cực, nó là biểu tượng của sự thay đổi, tiềm ẩn khao khát được rũ bỏ thân phận con sâu lầm lũi trên mặt đất, vươn đôi cánh tự do. Nhưng Metamorphosis của Kafka thì khác. Thấm đẫm bi kịch. Có những lần hoá thân là không thể quay đầu được nữa.

“Don’t bend; don’t water it down; don’t try to make it logical; don’t edit your own soul according to the fashion. Rather, follow your most intense obsessions mercilessly.”
- Kafka